Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Cha mẹ chú ý khi con có những biểu hiện này dịp nghỉ lễ
Thứ hai: 09:04 ngày 01/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Do nuốt phải những viên bi có từ tính khiến ruột dính lại với nhau, bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1 đoạn ruột mới lấy được dị vật ra ngoài.

Vào những dịp lễ tết, khi cha mẹ bận rộn với nhiều công việc, ít có thời gian quan tâm con cái, thường cho trẻ tự chơi đồ chơi và dẫn tới những tai nạn về dị vật đường ăn, đường thở.

ThS BS Đào Trung Hiếu - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ, dịp nghỉ lễ, số ca trẻ cấp cứu do tai nạn dị vật cao hơn ngày thường. Tập trung ở độ tuổi từ 3 - 4.

Mới đây, bé trai 6 tuổi người Kiên Giang phải cắt bỏ đoạn thùy dưới phổi phải và một bé trai 4 tuổi khác phải cắt đi 1 đoạn ruột mới lấy được dị vật là chiếc đèn led, bi sắt bị “bỏ quên” trong người ra ngoài.

Bs Đào Trung Hiếu thăm khám bệnh nhi.

2 bệnh nhi này đã nuốt dị vật vào bụng 1 thời gian dài nhưng vì ba mẹ không chú ý, tới khi dị vật gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng mới phát hiện.

Việc phải trải qua những ca mổ hở để lấy dị vật ra ngoài khiến sức khỏe trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng về sau.

BS Hiếu nhận định tai nạn dị vật đường ăn, đường thở không hiếm ở trẻ và hậu quả không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu dị vật bị bỏ quên quá lâu trong người trẻ, sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường trước, trường hợp nặng có thể tử vong.

"Dị vật sau khi vào đường ăn, để lâu sẽ xuống tới phế quản và bám chặt vào niêm mạc phế quản. Có khi dị vật còn làm thủng cả phế quản, đi vào phổi thì tác hại sẽ khó lường trước" - BS Hiếu nói và cho biết, trường hợp bé trai 6 tuổi phải cắt thùy dưới phổi phải để lấy đèn leb đã nuốt 1 năm vào bụng là minh chứng rõ nhất.

Theo Phó GĐ BV Nhi đồng 1, việc phát hiện ra trẻ bị dị vật đường ăn, đường thở không hề khó. Điều quan trọng là cha mẹ để ý biểu hiện của con trẻ.

Khi trẻ chơi đồ chơi, nhất là các loại hạt, vật nhỏ mà ho sặc sụa, người tím tái thì cha mẹ cần nghĩ tới hóc dị vật đầu tiên.

Lúc ấy nên đưa trẻ tới phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra. Chỉ cần qua nội soi là phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời.

BS Hiếu cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho con trẻ chơi các loại đồ chơi có dạng hạt, tròn vì trẻ dễ ngậm, nuốt vào bụng.

Loại đồ chơi hạt nở khi cho vào nước rất nguy hiểm với trẻ

Nguy hiểm nhất là các loại đồ chơi dạng hạt có xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu không may lọt vào miệng sẽ nở ra, bịt chặt đường thở, trẻ dễ tử vong.

Hay như hạt đậu phộng (hạt lạc) nếu không may lọt vào đường thở, ban đầu nhỏ thì không sao nhưng nếu lọt vào sâu sẽ nở ra, gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng.

Tuy nhiên, khi thấy trẻ ngậm đồ chơi trong miệng, biết là sẽ gây nguy hiểm, cha mẹ không nên la lớn, sẽ làm trẻ giật mình, nuốt vào bụng. Thay vào đó là phụ huynh nên nhẹ nhàng nói trẻ lấy vật trong miệng ra.

Nguồn vietnamnet

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh