Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Giải ngân đầu tư công năm 2023
Chậm nhất là đầu quý II năm 2023, tất cả các dự án mới phải được triển khai thi công
Thứ ba: 09:15 ngày 17/01/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Theo UBND tỉnh, năm 2022 dù có nhiều khó khăn đối với việc triển khai thi công các dự án vốn đầu tư công trong tỉnh, nhưng dưới sự chỉ đạo của tỉnh, các chủ đầu tư và các nhà thầu đã nhanh chóng khắc phục khó khăn triển khai kịp thời các dự án theo kế hoạch.

Lắp đặt dãy phân cách và hệ thống chiếu sáng đường 784 để chạy đua với thời gian cận kề tết Nguyên đán 2023.

Trong đó, công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt nhiều kết quả hết sức phấn khởi. Tính đến ngày 31.10.2022, giải ngân 3.076,682 tỷ đồng, đạt 78,92% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; đạt 68,58% kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Ước đến ngày 31.1.2023, giải ngân 4.368,252 tỷ đồng, đạt 96,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 96,36% kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

Qua rà soát cho thấy, trong năm 2022, các chủ đầu tư đã thực hiện tốt chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác thanh toán, tất toán tài khoản, tích cực giải ngân vốn sau khi bố trí vốn quyết toán dự án hoàn thành.

Đến ngày 31.10.2022, tỉnh đã bố trí vốn thanh toán khối lượng hoàn thành năm 2022 cho 52 dự án với tổng số vốn 72,663 tỷ đồng. Các chủ đầu tư  đã thực hiện giải ngân 27 dự án với số tiền 37.359 tỷ đồng, còn lại 25 chưa thực hiện giải ngân do vừa được bố trí vốn trong tháng 11.2022.  Dự kiến đến cuối năm 2022, giải ngân đạt 100%  kế hoạch vốn được bố trí.

UBND tỉnh nhận định, với sự nỗ lực của các chủ đầu tư, sử chỉ đạo của UBND các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành có liên quan, tỷ lệ giải ngân trong 9 tháng năm 2022 đạt khá cao, xếp thứ 7 so với cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân đến 31.10.2022 vẫn thấp hơn mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

Có huyện có mức giải ngân thấp hơn bình quân chung cả tỉnh do nguyên nhân trong nửa năm 2022 nhân sự chưa ổn định, công tác đấu thầu và phê duyệt phương án đền bù để thực hiện giải phóng mặt bằng còn chậm dẫn đến kết quả giải ngân chưa đạt tiến độ đề ra.

Đạt được những kết quả khả quan như trên, trong năm 2022, tỉnh đã thành lập tổ kiểm tra do Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì với sự tham gia của các sở, ngành tài chính, xây dựng, kho bạc nhà nước để kiểm tra nguyên nhân giải ngân thấp, vướng mắc, khó khăn, cũng như công tác chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong điều hành nhiệm vụ xây dựng cơ bản của các địa phương, các chủ đầu tư tính đến ngày 31.7.2022 thấp hơn mức bình quân chung của cả tỉnh và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh thành lập đoàn kiểm tra do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì với sự tham gia của các Sở Xây dựng, Công Thương và các chủ đầu tư về việc khai thác các mỏ khoáng sản (đất, cát, sỏi, đá..) phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện công tác quyết toán các dự án hoàn thành, nhất là các dự án tồn tại. Đến nay, cơ bản hoàn thành quyết toán các công trình tồn tại từ các năm về trước.

Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng đến  một số công trình dự án giao thông trọng điểm ( ảnh đường Đất Sét – Bến Củi)

Năm 2022, công tác giải ngân vốn đầu tư công có những khó khăn như trong các tháng đầu năm giá xăng dầu biến động mạnh, kéo theo việc tăng chi phí vận chuyển, cá máy thi công và các loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh (như thép, xi măng, cát, đá…), thậm chí ở một số thời điểm, xảy ra khan hiếm nguồn cung đối với mặt hàng nhựa đường, xăng dầu.

Trước tình hình đó, các chủ đầu tư tích cực phối hợp với các nhà thầu để triển khai dự án bảo đảm tiến độ. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng thi công cầm chừng, tạm dừng do tâm lý chờ giá nguyên vật liệu giảm xuống hoặc chờ thương thảo, điều chỉnh lại giá gói thầu dẫn đến việc chậm triển khai thi công.

Ngoài ra, các dự án khởi công mới đang chuẩn bị đấu thầu chậm triển khai do cần cập nhật giá gói thầu theo giá thị trường. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện và triển khai tích cực, song một số dự án vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của cả tỉnh.

UBND tỉnh đề ra một số giải pháp trọng tâm để thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2023. Theo đó, năm 2023 huy động nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách địa phương phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa, thực hiện sớm các thủ tục để thu hút các dự án theo hình thức đối tác công, tư (PPP).

Các chủ đầu tư nâng cao năng lực, cập nhật thường xuyên các quy định mới tròng lĩnh vực đầu tư công, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án; cẩn trọng trong khâu lựa chọn các đơn vị tư vấn, bảo đảm đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện các dự án.

Ngoài ra, trong hợp đồng thuê tư vấn cần có các biện pháp chế tài phù hợp với từng loại công việc. Đôn đốc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án chuyển tiếp ngay từ đầu năm, khắc phục tình trạng đầu năm chủ quan thiếu tích cực, dồn vào những tháng cuối năm dẫn đến không hoàn thành kế hoạch vốn được giao.

Đường 784 đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành cơ bản phục vụ cho người dân và du khách trong dịp tết Nguyên đán 2023

Song song đó, các chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công, Trung tâm phát triển quỹ đất (Ban đền bù giải phóng mặt bằng) huyện, thị xã, thành phố hoàn thành các thủ tục để triển khai thực hiện dự án, chậm nhất là đầu quý II năm 2023 tất cả các dự án mới phải được triển khai thi công; thực hiện đầy đủ, kịp thời thủ tục để giải ngân vốn theo tiến độ thi công và kế hoạch được giao.

Thế Nhân

Tin cùng chuyên mục