Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chẩn đoán ung thư tuyến ức bằng cách nào?
Thứ hai: 05:00 ngày 25/12/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Phần lớn các trường hợp mắc ung thư tuyến ức chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn muộn do bệnh không có biểu hiện sớm. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

Bác sĩ có thể khám chấn đoán ung thư tuyến ức thông qua các biểu hiện nhược cơ mắt, nhược cơ ngực hoặc ngược cơ vùng cổ. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có biểu hiện tự miễn kèm theo viêm đa cơ-xương khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm tuyến giáp, thấp khớp, viêm loét đại trực tràng, viêm cơ tim… hoặc có hội chứng cường giáp, thiểu năng tuyến giáp…

Các chẩn đoán ung thư tuyến ức bằng hình ảnh:

– Chụp X-quang lồng ngực có thể giúp phát hiện khối u phát sinh từ bóng trung thất ra hai bên trường phổi có bờ hình oval hoặc tròn và thường chia thùy.

– Chụp CT để bổ sung chẩn đoán cho kết quả chụp X-quang ngực thông thường. Phương pháp này giúp xác định mức độ xâm lấn và ranh giới của khối u giúp bác sĩ phần nào tiên lượng bệnh và lên kế hoạch điều trị.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường ít được sử dụng so với CT, tuy nhiên kỹ thuật này mang lại kết quả hình ảnh đa dạng nhiều mặt, có khả năng xác định được khối u đã xâm lấn tới mạch máu hay chưa.

– Siêu âm đầu dò thực quản hoặc siêu âm qua thành ngực nhằm đánh giá mức độ ung thư tuyến ức ác tính.

Chẩn đoán ung thư tuyến ức bằng phương pháp nội soi:

Nội soi trung thất: Là kỹ thuật chẩn đoán ung thư tuyến ức khá đơn giản, được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân. Phương pháp này giúp tiếp cận một phần trung thất sau và trung thất giữa, cho hiệu quả chẩn đoán lên tới 90%.

– Nội soi lồng ngực: Đây là phương pháp chẩn đoán xâm lấn nhiều, cần phải gây mê toàn thân nhưng lại cho kết quả chẩn đoán tới gần 100% khối u ở trung thất. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi không thể thực hiện sinh thiết bằng nội soi trung thất.

Sinh thiết kim và chọc hút kim nhỏ: Được thực hiện bằng cách kết hợp phương pháp như CT và siêu âm để định vị vị trí khối u.

Cách phân loại giai đoạn ung thư tuyến ức theo Masaoka được sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó, ung thư tuyến ức được chia thành bốn giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Khối u vẫn nằm hoàn toàn trong vỏ bao và không có xâm lấn trên vi thể.

Giai đoạn 2: Khối u đã xâm lấn vào tổ chức mỡ ở xung quanh hoặc màng phổi trung thất. Trên vi thể có xâm lấn vỏ bao.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như màng tim, mạch máu lớn hay phổi.

Giai đoạn 4A: Khối u đã xâm lấn và gây tổn thương vào màng phổi hoặc màng tim.

Giai đoạn 4B: Ung thư đã di căn theo đường máu hoặc theo các bạch huyết.

Việc chẩn đoán bệnh ung thư tuyến ức hay u tuyến ức ác tính ngày càng trở nên nhanh gọn và chính xác. Bệnh nhân bớt lo lắng hơn khi tới khám và điều trị bệnh.

Nguồn TTO(tổng hợp)

Tin liên quan