Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng 30-4
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng 30-4
Chất lượng nước hồ Tha La vẫn bảo đảm
Thứ sáu: 17:18 ngày 14/03/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 10.3, Báo Tây Ninh online có đăng bài “Chất lượng nước hồ Tha La có bảo đảm?” phản ánh tình trạng nước hồ Tha La chuyển sang màu xanh, có nhiều tảo xanh, xảy ra hiện tượng cá chết, nước có mùi hôi. Tình trạng này diễn ra từ đầu tháng 3.2025 và kéo dài cho đến nay.

Chất lượng nước hồ Tha La vẫn bảo đảm theo kết quả khảo sát ngày 13.3

Ngày 14.3, ông Nguyễn Đình Xuân– Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, theo báo cáo nhanh tình trạng nước hồ Tha La vào 8 giờ ngày 13.3 dọc 2 bờ từ cầu Tha La về phía hạ nguồn và thượng nguồn, hiện tượng nước hồ có màu xanh lam chủ yếu tập trung tại khu vực lục bình, bèo, rong rêu và cây cỏ 2 bên bờ phát triển mạnh, phân huỷ.

Về hiện trạng, cầu Tha La đang được thi công, nâng cấp và đóng cọc ngăn dòng chảy từ cầu Tha La về phía hạ nguồn hồ Dầu Tiếng. Việc thi công, đóng cọc này bắt đầu từ khoảng tháng 10.2024 đến nay, gây ra tình trạng ngừng lưu thông dòng chảy trong khu vực khảo sát. Hiện tại, mặc dù nước vẫn còn màu xanh lam nhưng đã cải thiện hơn so với thời điểm Báo Tây Ninh online phản ánh.

Kết quả đo nhanh về chất lượng nước: DO (oxy hoà tan) 5,26 mg/l; pH 6,7; TSS (tổng chất rắn lơ lửng) 10,9 mg/l. Như vậy, các chỉ số trên đạt mức A theo QCVN 08:2023 (chất lượng nước tốt). Bên cạnh đó, Trung tâm Nước sạch và Môi trường nông thôn đã lấy 1 mẫu để tiếp tục phân tích các thông số hữu cơ và đánh giá tình trạng nước một cách chi tiết hơn.

Ông Nguyễn Đình Xuân nhận định, hiện tại, hồ Tha La đang đối mặt với hiện tượng phú dưỡng nghiêm trọng. Các loài thuỷ sinh vật, đặc biệt là tảo, rong rêu, phát triển mạnh và phân huỷ, gây nên tình trạng nước có màu xanh lam.

Sự ngừng lưu thông dòng chảy do thi công cầu Tha La đã tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng này. Do đó, cần có biện pháp cải thiện dòng chảy và kiểm soát nguồn dinh dưỡng để giảm thiểu hiện tượng phú dưỡng và bảo vệ chất lượng nước hồ.

Phú dưỡng hay phú dưỡng hoá là tình trạng mà ao hồ, sông ngòi tiếp nhận các nguồn thải chứa chất dinh dưỡng như Photpho, Nitơ một cách quá mức. Điều này đã khiến cho khả năng tự điều hoà của hồ ao mất kiểm soát. Khi đó, dung lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của thực vật nước, tảo.

Tấn Hưng

Tin cùng chuyên mục