Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Chiến lược ngoại giao kinh tế của Campuchia
Thứ năm: 07:34 ngày 17/10/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hợp tác và hội nhập kinh tế đang là xu hướng bao trùm trong khu vực và trên toàn thế giới. Nền kinh tế Campuchia đang phát triển và cũng nằm trong xu hướng đó. Chính phủ do Thủ tướng Hun Manet đúng đầu đã đề ra Chiến lược ngoại giao kinh tế trong giai đoạn 2024 – 2028 nhằm nâng cao vị thế và đảm bảo các lợi ích kinh tế. Chiến lược này là một phần trong Chiến lược ngũ giác của Thủ tướng Hun Manet với mục tiêu đưa Campuchia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2050.

Theo IMF, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia trong năm 2024 dự kiến ở mức 6,1%.

Theo bài viết đăng tải trên trang Seasia Stats, Campuchia là quốc gia xếp thứ 1 về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở châu Á. Tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia trong năm 2024 dự kiến ở mức 6,1%. Tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 6,34%. Trong nhóm các quốc gia châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất gồm: Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc) ở vị trí số 1; Ấn Độ thứ 2, Campuchia thứ 3. Theo báo các đánh giá của IMF, nền kinh tế của Campuchia trong giai đoạn 2024 – 2028 có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 6% và mức lạm phát được giữ ở mức 3%

Campuchia có nguồn tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện, đất đai rất phong phú, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Campuchia có khoảng 5,2 triệu tấn quặng sắt và 120.000 tấn quặng mangan ở tỉnh Kampong Thom, mỏ vàng với trữ lượng 8,1 triệu tấn quặng ở tỉnh Mondulkiri. Về dầu mỏ và khí đốt, chưa có con số chính xác về trữ lượng nhưng nguồn tài nguyên này được kỳ vọng có tiềm năng rất lớn. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ riêng nguồn tài nguyên dầu khí ngoài khơi của Campuchia trữ lượng có thể lên đến 2 tỷ thùng dầu và 10.000 tỷ mét khối khí đốt

Cục Dầu mỏ Quốc gia Campuchia cho biết ước tính có 81 triệu mét khối trữ lượng dầu ở lô A, ngoài khơi bờ biển Sihanoukville của nước này. Phía Campuchia đã hợp tác tiến hành khoan thăm dò 22 giếng dầu tại thềm lục địa Campuchia (Vịnh Thái Lan) với nhiều tập đoàn dầu khí lớn của Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia, Kuwait, Nhật Bản, Việt Nam.

Rừng của Campuchia bao phủ gần 50% diện tích, cung cấp nhiều loại gỗ quý. Nước này lại có nguồn lao động dồi dào, tiềm năng. Dân số khoảng 17.172.314 người; dân số trong độ tuổi lao động khoảng 64,1%, nhất là lao động giá rẻ, lương tối thiểu bình quân cho một công nhân là 153 USD/tháng. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Campuchia đang cần nâng cấp mở rộng là thị trường “béo bở” cho các doanh nghiệp đầu tư. Đồng thời, với tư cách là một trong những thành viên của ASEAN, Campuchia có vai trò là cầu nối dài cho chiến lược gia tăng ảnh hưởng kinh tế đối với khu vực, thâm nhập sâu hơn vào thị trường của khối.

Ngay khi nhậm chức, Thủ tướng Hun Manet đã thực hiện chuyến thăm Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan nhằm củng cố được lòng tin giữa các quốc gia và đem về được nhiều cam kết hợp tác kinh tế giữa các nước. Kỷ niệm 27 năm thiết lập lại quan hệ ngoại giao Hàn Quốc và Campuchia, Thủ tướng Campuchia thông báo rằng ông đang xem xét việc thành lập một đặc khu kinh tế (SEZ) dành riêng cho các công ty Hàn Quốc. Trong năm 2023 vừa qua, Campuchia đã nâng cấp mối quan hệ ngoại giao 70 năm với Nhật Bản lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Sự hợp tác nâng cao này mở ra con đường hợp tác về kinh tế, công nghệ kỹ thuật số và an ninh, mang lại cho Campuchia đòn bẩy trong động lực cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.

Cảng Sihanoukville.

Chính sách đối ngoại của Campuchia hiện nay gồm 3 điểm chính. Thứ nhất, khôi phục quan hệ với các đối tác truyền thống. Thứ hai, thiết lập quan hệ với các đối tác mới, đặc biệt ở Mỹ Latin, châu Phi, Trung Đông và Trung Á. Thứ ba, củng cố, làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các nước láng giềng thân thiện và quốc gia trong khu vực.

Thực tế cho thấy Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm 25,6% trong tổng kim ngạch thương mại quốc tế trị giá 27 tỷ USD của Campuchia. Trung Quốc còn là “chủ nợ” và là nhà đầu tư số một của nước này. Năm 2021, Trung Quốc là quốc gia đầu tư vốn FDI lớn nhất với tỷ lệ 48,2% trong toàn bộ dòng vốn vào Campuchia. Singapore và Hàn Quốc xếp thứ hai và thứ ba, với tỷ lệ lần lượt là 8,3% và 8,1% vào năm 2021. Từ năm 2012 đến 2017, Trung Quốc đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào Campuchia vào cơ sở hạ tầng như đường bộ/đường cao tốc, cảng và sân bay, đồng thời đầu tư thêm 11 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng. Con số trên chiếm 53% tỷ trọng đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia Đông Nam Á.

Ở Campuchia, có hơn 2.000 công ty, xí nghiệp Trung Quốc tới đây kinh doanh, làm ăn, trong đó có nhiều dự án đầu tư hạ tầng quan trọng như đập thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện. Trung Quốc đang thực hiện hơn 10 dự án thuỷ điện ở Campuchia như các dự án Kirirom I, II, III (223megawatt) tại tỉnh Kampot, dự án thuỷ điện trên sông Tatay (246 megawatt), Stung Atay (120 megawatt), dự án ở Rusei Chrum Krom (338 megawatt)…

Trung Quốc cũng cam kết giúp Campuchia đầu tư xây dựng 400 km đường xe lửa, một nhà máy luyện thép và một cảng biển trị giá 11,2 tỷ USD, các nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất thép, tuyến đường sắt trị giá hàng chục tỷ USD. Hiện nay, các ngân hàng Trung Quốc tích cực đàm phán với các ngân hàng Campuchia tăng sử dụng đồng Nhân dân tệ (NDT) trong thanh toán chuyển khoản nhằm dần tạo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế Campuchia đang bị đồng USD thống lĩnh.

Việc Trung Quốc viện trợ cho Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đại lục đầu tư, kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường và đưa lao động Trung Quốc vào làm việc tại Campuchia; từng bước biến quốc gia Đông Nam Á này thành nơi cung cấp nguyên liệu thô và tiêu dùng hàng hoá Trung Quốc; thông qua đầu tư phát triển hệ thống đường sắt và đường xuyên Á tại Campuchia, Lào và Myanmar để thâm nhập, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc vào ASEAN

Nhìn chung, Campuchia đang sở hữu những thời cơ thuận lợi ở cả trong nước và quốc tế nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược ngoại giao kinh tế giai đoạn 2024 – 2028. Chiến lược trên như một lời cam kết cải thiện hiệu quả của bộ máy hành chính, giảm bớt tình trạng tham nhũng và nâng cao năng suất lao động. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng nhằm tạo ra lòng tin của các nhà đầu tư mong muốn rót vốn nhiều hơn vào Campuchia.

Phương Khánh

Tin cùng chuyên mục