Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Chip AI trên điện thoại, bạn có thật sự cần?
Thứ tư: 05:45 ngày 15/11/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chip AI (trí tuệ nhân tạo) có tác dụng gì? Tại sao các nhà sản xuất lại quảng bá mạnh mẽ về chip AI đến vậy?

Trong những tháng vừa qua chúng ta nghe nhiều về điện thoại gắn chip AI (trí tuệ nhân tạo). Điện thoại iPhone mới sử dụng chip AI gọi tên là Neural Engine; Huawei Mate 10 cũng có con chip AI tên "neural processing unit"; và những công ty sản xuất và thiết kế chip (như Qualcomm và ARM) đang sản xuất phần cứng tích hợp AI cho thị trường.

Điều chưa rõ ràng là, người dùng sẽ có lợi như thế nào. Khi bạn mua điện thoại, chip AI có nên trở thành một lựa chọn ưu tiên? Hiện trên thị trường tồn tại những ứng dụng có hỗ trợ sẵn công nghệ AI, nếu vậy thì bạn cần thêm chip AI trên điện thoại không? Câu trả lời là không hẳn, nhưng hãy nán lại vài phút để hiểu tại sao.

Tại sao chúng ta cần chip AI*

Lý do chip AI xuất hiện là điều hiển nhiên. Các vi xử lý thông thường (CPU) trên điện thoại, laptop, và máy tính vẫn không mạnh để đáp ứng công nghệ machine learning (một lớp cấu tạo nên trí tuệ nhân tạo), và khi người ta cố gắng áp dụng công nghệ này lên CPU thì thiết bị sẽ trở nên chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Công nghệ AI hiện nay yêu cầu máy tính phải tạo ra nhiều tính toán nhỏ một cách nhanh chóng, nhưng CPU thường gặp chỉ sở hữu số nhân (core) nhất định để làm việc này. 

Đó là lý do tại sao ngành công nghiệp điện thoại cực kỳ thích vi xử lý đồ họa (GPU). GPU được thiết kế nhằm "tải" đồ họa trò chơi điện tử, điều mà tình cờ, cũng xử lý các tính toán nhỏ rất nhanh. Thay vì chỉ được sản xuất với vài nhân nhất định, chúng có đến hàng ngàn.

Chip Kirin 970 trên Huawei Mate 10 - Ảnh: HUAWEI

Bây giờ, gắn cả ngàn nhân lên một con chip cho điện thoại bạn là điều vô cùng xa vời. Tuy nhiên có loại kiến trúc công nghệ khác có thể tăng số lượng tác vụ đa nhiệm mà một con chip đạt được. Trưởng bộ phận AI của công ty Qualcomm, Gary Brotman cho hay điều này.

*Tên gọi "chip AI" thật ra cũng chưa chính xác. Trong trường hợp của Huawei và Apple, điều mà họ giới thiệu không phải là một con chip đơn lẻ, mà là các bộ xử lý riêng biệt cho AI gắn kèm với hệ thống trên chip (SoC), ví dụ như A11 Bionic của Apple. 

Hệ thống trên chip còn chứa rất nhiều bộ phận đặc biệt khác như để xử lý đồ họa và hình ảnh, vậy nên việc thêm vào một vài… bộ phận tăng cường AI là điều hết sức bình thường.

Người dùng sẽ có lợi gì?

Như nói ở trên, phần cứng chuyên biệt cho AI – trên lý thuyết – mang lại tốc độ xử lý nhanh hơn và hiệu năng pin cao. Nhưng cũng kể đến là thuận lợi về sự riêng tư của người dùng và bảo mật, cũng như cho lập trình viên.

Đầu tiên, riêng tư và bảo mật. Hiện tại, nhiều dịch vụ cung cấp công nghệ machine learning phải gửi dữ liệu từ thiết bị bạn lên máy chủ đám mây để phân tích. 

Công ty lớn như Google và Apple đã tạo ra những phương pháp khác nhau nhằm trực tiếp thực hiện các phân tích này trên thiết bị, nhưng chúng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. 

Khi những phương pháp này phổ biến thì tạo thuận lợi cho thiết bị tích hợp AI xuất hiện, tức là sẽ giảm khả năng thông tin người dùng bị rò rỉ hoặc bị tấn công (vì thông tin nằm ở thiết bị, không phải chuyển đến máy chủ bên ngoài).

Thêm vào đó, nếu thiết bị không gửi dữ liệu đến máy chủ thường xuyên, bạn sẽ truy cập vào dịch vụ mà không cần kết nối mạng (offline) và vẫn lưu được tập tin. Đây cũng là thuận lợi cho lập trình viên.

Sau cùng, nếu quá trình phân tích được thực hiện trên thiết bị, lập trình viên sẽ không tốn nhiều phí thuê máy chủ cho ứng dụng nữa. Cả hai đều có lợi.

Công nghệ này đã thực sự sẵn sàng?

Chỉ vì thiết bị của bạn sở hữu chip AI, không có nghĩa là những ứng dụng sử dụng công nghệ này được tăng cường.

Nói về sản phẩm đến từ Huawei và Apple làm ví dụ, cả hai đều có giao diện lập trình ứng dụng riêng (API) mà lập trình viên cần dùng đến để truy xuất sức mạnh từ "chip AI". 

Và trước khi tích hợp API đó, họ cũng phải đảm bảo tính tương thích với nền tảng AI đang sử dụng trên ứng dụng của họ (ví dụ như TensorFlow của Google hay Caffe2 của Facebook). Nếu không, lập trình viên phải thực hiện quá trình chuyển đổi, rất mất thời gian.

Anthony Mulle, chuyên gia phân tích công nghệ nói rằng công đoạn này còn lắm chông gai. "Sẽ còn mất rất lâu nữa trước khi công nghệ này được tận dụng hoàn toàn. 

Cho đến khi đó, chỉ tồn tại những mối quan hệ đặc biệt giữa nhà sản xuất và bên thứ ba," anh thêm vào. 

Đó là lý do tại sao Microsoft đang hợp tác với Huawei để đảm bảo ứng dụng phiên dịch của họ hoạt động offline được với chip của Huawei. Facebook thì bắt tay cùng Qualcomm để tích hợp phần cứng tối ưu AI nhằm xử lý nền tảng thực tế tăng cường (AR) trong tương lai của họ.

Tóm lại bạn cần chip AI trên điện thoại chăng?

Không, không hẳn, trừ phi bạn rất quan tâm đến sức mạnh xử lý của máy và đòi hỏi trải nghiệm mạnh mẽ.

Với Huawei và Apple, khả năng thật sự đến từ chip AI của họ nói chung là hỗ trợ điện thoại tốt hơn mà thôi. Huawei Mate 10 sẽ hoạt động bền bỉ hơn mà không lo bị chậm, còn tính năng FaceID, animoji trên iPhone được hỗ trợ và tăng cường.

Quảng bá về chip AI đơn giản sẽ tạo nên hiệu quả trong marketing vào thời điểm này, nhưng không lâu nữa thì điều này trở nên hiển nhiên.

Nguồn TTO

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục