Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Chọn mua vớ y khoa chữa suy giãn tĩnh mạch
Thứ bảy: 09:15 ngày 20/07/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bệnh nhân suy tĩnh mạch gần bàn chân nên chọn vớ dạng gối bít ngón hoặc hở ngón, ở vị trí qua gối thì chọn vớ đùi.

Theo chị Nguyên Hạnh, chủ cửa hàng bán vớ y khoa tại TP HCM, vớ có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng áp lực giảm dần đều từ dưới cổ chân lên đến đùi. Vớ sẽ bơm hỗ trợ liên tục cho máu lưu thông tốt ở chân, ngay cả khi bạn ngồi hoặc đứng thường xuyên

Tùy tình trạng bệnh mà người dùng chọn vớ dạng đùi hay gối, loại bít ngón hay hở ngón. Nếu bị ở khu vực gần bàn chân và mắt cá chân nên chọn vớ điều trị dạng gối bít, bị qua gối nên chọn vớ đùi. Nếu muốn chất liệu vớ mềm mại, thoáng khí và mỏng có thể chọn dòng vớ điều trị suy tĩnh mạch dạng gối có chất liệu từ các vi sợi tổng hợp, mềm mịn.

"Người mua khi chọn vớ cần được đo size chính xác dựa vào vòng đùi, vòng cẳng chân và cổ chân. Mang quá rộng hoặc chật đều không tốt cho tĩnh mạch", chị Hạnh nói.

Vớ y khoa trên thị trường có nhiều công dụng khác nhau: vớ điều trị có giá khoảng 700.000 đến 1,5 triệu đồng một đôi; vớ phòng ngừa dành cho người suy giãn tĩnh mạch cấp độ một và cấp độ hai có giá rẻ hơn, khoảng trên 300.000 đồng. Những loại vớ này có xuất xứ đa dạng từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ...

Tùy vào tình trạng bệnh mà người mua chọn vớ dạng gối hay dạng đùi. Ảnh: Health Klin

Bác sĩ Nguyễn Kim Anh, Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Quận Thủ Đức TP HCM, cho biết người bị suy tĩnh mạch có hiện tượng phù chân (ở mắt cá hoặc bàn chân), các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, xuất hiện các mảng bầm máu trên da. Khi có những triệu chứng này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Mang vớ y khoa thường là giải pháp hiệu quả mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân thực hiện.

Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra mức độ áp lực. Vớ độ một từ 10-15 mHg chủ yếu để mang dự phòng; vớ độ hai từ 20-25 mHg điều trị suy tĩnh mạch nhẹ; vớ độ 3 từ 30-35 mHg điều trị suy tĩnh mạch nặng, có phù chân, huyết khối tĩnh mạch.

Bệnh nhân nên mang vớ vào mỗi buổi sáng và sinh hoạt bình thường. Sau mỗi 3 tiếng, nên tháo ra khoảng một tiếng để chân được thoải mái, máu có thể di chuyển dễ dàng xuống chân. Khi đi ngủ nên cởi vớ ra bởi khi ngủ, trọng lực trải đều cơ thể, mang vớ sẽ siết chặt chân, cản trở máu di chuyển, gây tê nhức, tím tái chân.

Chị Hạnh cho biết vớ nên giặt mỗi ngày bằng tay, không sử dụng chất tẩy trắng hoặc nước xả vải. Không làm khô bằng lò sưởi, bàn ủi và không phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Sản phẩm có độ bền trên 6 tháng và đảm bảo đủ áp lực để điều trị lâu dài trong điều kiện người dùng mang vớ đúng cách và giặt hàng ngày.

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục