Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch nước Lương Cường: Khi tổ chức lại, bộ máy mới phải tốt hơn
Thứ năm: 00:03 ngày 13/02/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chủ tịch nước cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp và báo cáo Trung ương, phải làm sao tinh gọn bộ máy, nhưng hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Giữ được ổn định và phát triển tầm cao hơn

Sáng 12/2, nêu ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ về công tác lập pháp, Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ, ngay tại phiên khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nêu rõ việc xây dựng pháp luật làm rất chặt chẽ, theo quy trình.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại phiên thảo luận sáng 12/2. Ảnh: QH

Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là kỳ họp rất đặc biệt, để giải quyết, xử lý các vấn đề vướng mắc để đưa đất nước phát triển. Chia sẻ việc triển khai Nghị quyết 18 của Trung ương về tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, Chủ tịch nước cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp và báo cáo Trung ương, phải làm sao tinh gọn bộ máy, nhưng hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Khi tổ chức lại, bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ.

Quá trình này cũng phát sinh những vấn đề vướng mắc, khi rà soát, liên quan triển khai Nghị quyết 18, thấy vướng hơn 5.000 luật, văn bản dưới luật, trong đó, có hơn 200 luật phải sửa đổi, bổ sung.

Trong đó, quan trọng nhất là tập trung vào 4 luật, gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Chủ tịch nước nhấn mạnh rằng, Bộ Chính trị, lãnh đạo chủ chốt họp rất nhiều phiên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng họp chung và thống nhất rất cao việc để thực hiện có nhiều vấn đề nhưng phải quyết tâm, tất cả mọi cấp, mọi ngành trong toàn đảng, hệ thống chính trị phải cố gắng. Như Tổng Bí thư Tô Lâm nói “vừa chạy vừa xếp hàng”, nhưng phải có nguyên tắc, giữ được ổn định và phát triển tầm cao hơn.

Theo Chủ tịch nước, chúng ta xác định 3 đột phá chiến lược để phát triển về thể chế, nhân lực, hạ tầng. Trong đó, thực tiễn cho thấy nhiều điểm nghẽn nhất là về thể chế. Do đó, phải tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 9 để tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế.

Năm 2025, Chính phủ đề nghị điều chỉnh tăng trưởng kinh tế ít nhất 8% trở lên và để sang 2026 tăng trưởng liên tục hai con số, theo Chủ tịch nước, muốn làm được điều này, phải tháo gỡ về thể chế. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Lương Cường cũng cho biết, các mục tiêu của cả nước trong các giai đoạn 2030 - 2045, ngoài tăng trưởng kinh tế còn nhiều vấn đề khác. Do vậy, phải làm sao để đời sống nhân dân ổn định và có cải thiện. “Ngày xưa ăn no, mặc ấm nhưng bây giờ phải ăn ngon, mặc đẹp", Chủ tịch nước nêu.


Chủ tịch nước Lương Cường tại phiên thảo luận ở tổ TP HCM.

Giám sát chất vấn, thực hiện lời hứa

Cũng tại phiên thảo luận ở tổ sáng nay, chủ trương sáp nhập các ủy ban, nâng cấp hai ban thành các ủy ban thuộc Quốc hội là vấn đề trọng tâm, nhận được sự quan tâm của các đại biểu.

Theo đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội), hiện các ban đã được đổi tên thành các ủy ban thuộc Quốc hội. Từ đó, ông đề nghị xem xét, chuyển Hội đồng Dân tộc thành Ủy ban Dân tộc cho đảm bảo thống nhất.

Cũng tại phiên thảo luận ở tổ, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) tán đồng với chủ trương chuyển hai Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu thành các ủy ban của Quốc hội. Theo ông, ở khóa XIV, Quốc hội cũng đã thảo luận, thời điểm đó chưa cần thiết, nhưng vào thời điểm này là phù hợp.

Tuy nhiên, ông Trí cũng băn khoăn với tên gọi mới của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát. Theo ông, việc thêm hai chữ “giám sát” là để nhấn mạnh đến vai trò giám sát của ủy ban và Quốc hội. Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội cũng đều có vai trò giám sát, vậy có gây chồng chéo không, và phải phân ra như thế nào?

“Lâu nay, việc giám sát tại các ủy ban rất quan trọng, hiệu quả, thực hiện theo mảng được phân công. Do vậy, cần xem xét lại, lấy tên Ủy ban Dân nguyện là đủ, trong đó có bao hàm nội dung giám sát”, ông Trí cho hay.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà. Ảnh: Như Ý

Phát biểu sau đó, đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Phó trưởng Ban Dân nguyện cho biết, luật sửa đổi lần này bám sát tinh thần chỉ đạo về tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo bà, việc lấy tên Ủy ban Dân nguyện và Giám sát trực thuộc Quốc hội, cho thấy sự quan tâm rất lớn đến vai trò giám sát và tiếng nói của người dân.

Về băn khoăn của đại biểu về sự chồng lấn chức năng giám sát với các ủy ban khác, bà Hà lý giải, các ủy ban vẫn thực hiện chức năng giám sát lâu nay. Còn tên gọi mới của Ban Dân nguyện đã được thảo luận nhiều lần. Tới đây, sẽ có nghị quyết quy định chức năng riêng, không có sự chồng chéo và việc tổ chức bộ máy Quốc hội sẽ hiệu quả nhất.

“Ủy ban Dân nguyện và Giám sát sẽ giám sát về chất vấn, việc thực hiện cam kết, lời hứa của các bộ trưởng, trưởng ngành, giám sát việc tiếp công dân, giải quyết kiến nghị cử tri… Quốc hội giao quyền linh hoạt cho Chính phủ, các bộ, ngành xây dựng các nghị định, thông tư, nên phải có cơ quan giám sát ban hành các văn bản phù hợp, đúng định hướng luật đã ban hành”, bà Hà cho hay.

Nguồn TPO

Tin cùng chuyên mục