PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện không sai, nhưng chưa đúng
Thứ hai: 00:15 ngày 30/05/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - À, ông nhà báo đây rồi, sao hôm nay ông đi uống cà phê trưa vậy, tụi tôi chờ ông sáng giờ để nhờ ông phân xử xem tôi với ông này ai nói đúng ai nói sai.

-Không dám đâu, Bàn Dân có phải là quan toà đâu mà dám phân xử, phán xét ai. Mà mấy ông tranh luận với nhau chuyện gì, kể Bàn Dân nghe với. 

-Thì chuyện dư luận xã hội băn khoăn có nên để cho học sinh trung học phổ thông được tự chọn học hay không học môn Lịch sử đó mà. Tôi nói là Nhà nước đã có ý kiến không đồng ý cái chuyện tự chọn ấy, còn ông này thì cứ nhất định nói là chưa. Tôi nói là chính tai, chính mắt tôi nghe đài, xem báo thấy cả Quốc hội, Mặt trận, Chính phủ đều cho là không nên quy định cho học sinh tự chọn như thế. Vậy mà ông này còn chưa tin, cứ khăng khăng nói là “chưa”. Ông làm nhà báo chắc là ông theo dõi kỹ hơn, nắm vững vấn đề hơn, nhờ ông xác định coi tôi với ông này ai đúng, ai sai?

-Ông nghe không sai, nhưng mà cũng chưa đúng.

-Gì kỳ vậy, đúng là đúng, sai là sai, chứ sao lại không sai mà chưa đúng?

-Tại vì… xin lỗi nghen, ông “cầm đèn chạy trước ô tô” rồi.

-Ông nói nghe tức muốn chết, biết vậy tôi chẳng thèm nhờ ông làm trọng tài.

-Bàn Dân cũng đâu có nhận lời làm trọng tài. Nhưng ông cứ bảo Bàn Dân xác định ai đúng, ai sai, nên Bàn Dân mới trả lời ông như vậy.

-Ông nói chuyện nghe “ba phải” thấy mồ. Tôi không thể nào hiểu nổi cái câu “không sai mà chưa đúng” ấy.

-Bàn Dân xin lỗi ông lần nữa. Thật ra những chuyện ông nghe thấy qua báo, đài, Bàn Dân cũng có nghe như thế. Chỉ có điều là các vị đại biểu Quốc hội, đại diện Mặt trận mới đề xuất ý kiến, đề đạt ý kiến, nguyện vọng cử tri về vấn đề quan trọng ấy. Còn đại diện Chính phủ cũng mới trả lời rằng “sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội”, chứ sự việc đã ngã ngũ đâu mà ông nói chắc như đinh đóng cột vậy!

-Ông nói sao mà… Chẳng lẽ tôi nghe “ba chớp ba nháng” lắm sao?

-Ông lại “bức xúc” nữa rồi. Để Bàn Dân nói rành rẽ cho ông nghe: Đối với vấn đề dư luận xã hội đang băn khoăn ấy, hôm 22.5, một ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã họp toàn thể Uỷ ban và đã có báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cùng các bộ, ngành liên quan sau khi có nhiều ý kiến cử tri, nhân dân và dư luận băn khoăn đối với quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn, không phải là môn học bắt buộc.

Báo cáo cho biết “Kết quả tổng hợp kiến nghị của cử tri, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo cho thấy, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp trung học phổ thông thành môn lựa chọn”.

Lý do được nêu ra, trước hết “Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hoá, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại”.

Thứ nữa là, “xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông (từ 15 đến 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người”.

Sau đó, tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 23.5, trong báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp, ông Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, còn ý kiến trái chiều về việc đưa Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT.

Việc này “có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ luỵ khó lường”. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa Lịch sử thành môn tự chọn. “Cần đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng, chứ không nên để Lịch sử là môn học tự chọn”.

Về phía Chính phủ, cũng tại phiên khai mạc kỳ họp, trong báo cáo của Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết: “Chính phủ sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về quy định Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục THPT”.

Đấy, sự thể là như vậy. Có phải là ông nghe không sai, nhưng ông vội vàng nói “đã bỏ quy định Lịch sử là môn học tự chọn” là chưa đúng hay không?

BÀN DÂN

data:
Công ty du lịch https://vietrektravel.com TPHCM tour châu âu 2024 giá rẻ
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh