Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện nhân lực ở ngành Giáo dục
Thứ tư: 00:40 ngày 29/09/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tại thời điểm hiện nay, theo công bố của cơ quan chức năng, Tây Ninh thiếu gần 1.200 giáo viên các cấp học, bậc học so với tổng biên chế được giao. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, không phải môn học nào cũng thiếu giáo viên, thậm chí ngược lại.

Một lớp học mầm non ở huyện Châu Thành (ảnh minh hoạ, chụp trước ngày 27.4.2021). Ảnh: Hồng Thắm

Ngành Giáo dục các địa phương đã hoặc đang lên kế hoạch tuyển dụng giáo viên, viên chức cho năm học 2021-2022. Tại thời điểm hiện nay, theo công bố của cơ quan chức năng, Tây Ninh thiếu gần 1.200 giáo viên các cấp học, bậc học so với tổng biên chế được giao.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, không phải môn học nào cũng thiếu giáo viên, thậm chí ngược lại. Cùng với chuyện thừa-thiếu giáo viên, việc xem xét giải quyết cho một số trường hợp giáo viên đang công tác ở Tây Ninh nhưng nay có nguyn vng chuyn ra ngoài tnh cũng là mt vn đề không thkhông quan tâm.

Ngành Giáo dục các địa phương đã hoặc đang lên kế hoạch tuyển dụng giáo viên, viên chức cho năm học 2021-2022. Tại thời điểm hiện nay, theo công bố của cơ quan chức năng, Tây Ninh thiếu gần 1.200 giáo viên các cấp học, bậc học so với tổng biên chế được giao.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, không phải môn học nào cũng thiếu giáo viên, thậm chí ngược lại. Cùng với chuyện thừa-thiếu giáo viên, việc xem xét giải quyết cho một số trường hợp giáo viên đang công tác ở Tây Ninh nhưng nay có nguyn vng chuyn ra ngoài tnh cũng là mt vn đề không thkhông quan tâm.

“Tạm nhập, tái xuất”

Ngày 16.9. Sở Nội vụ có văn bản gửi UBND các huyện, thị, thành phố và Sở GD&ÐT về việc viên chức ngành Giáo dục chuyển công tác ra ngoài tỉnh. Theo văn bản, toàn tỉnh có 13.053 giáo viên, thiếu 1.120 giáo viên so với tổng số 14.173 giáo viên giao cho ngành Giáo dục.

Số liệu thống kê từ tháng 1.2020 đến tháng 9.2021 cho thấy, Sở Nội vụ nhận được đề nghị của các cơ quan, đơn vị cho 21 giáo viên chuyển công tác ra ngoài tỉnh. Sở này đề nghị Sở GD&ÐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố khi xem xét cho giáo viên chuyển công tác ra ngoài tỉnh cần lưu ý một số nội dung.

Thứ nhất, rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên, báo cáo rõ việc phân công, bố trí giáo viên, bảo đảm đápng nhu cu dy và hc, không để thiếu ht giáo viên theo tng môn, giáo viên nhiu kinh nghim. Thhai, nm rõ tâm tư, nguyn vng ca giáo viên để có gii pháp kp thi, hn chế tình trng giáo viên chuyn công tác ra ngoài tnh trong khi đội ngũ giáo viên còn thiếu.

Một cán bộ làm công tác tổ chức của ngành Giáo dục cho biết, trong số 1.120 giáo viên đang thiếu, phần lớn ở bậc học mầm non. Việc tuyển dụng, theo quy định đã được phân cấp, Sở GD&ÐT chỉ tuyển giáo viên, viên chức cho trường THPT cùng đơn vị trực thuộc.

Cấp trung học cơ sở, tiểu học và bậc học mầm non thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã, thành phố. Năm học này, ngành Giáo dục vẫn tuyển dụng viên chức nhưng do dịch bệnh nên cũng có những khó khăn nhất định. Một trong những nguyên nhân là, sinh viên sư phạm của nhiều cấp, nhiều ngành học chưa thể thi tốt nghiệp, vì giãn cách xã hội kéo dài để hạn chế dịch bệnh Covid- 19 lây lan.

“Không chỉ các trường sư phạm, nhiều trường cao đẳng, đại học khác cũng chưa thể tổ chức cho sinh viên thi tốt nghiệp cuối khoá, do đó, số sinh viên này muốn làm hồ sơ dự thi hoặc xét tuyển vào ngành Giáo dục cũng chưa thể thực hiện”- vị cán bộ trên cho biết.

Vẫn theo ý kiến của vị cán bộ, trong các cấp, bậc học, nổi lên vấn đề thiếu giáo viên mầm non, một phần do tinh thần, chủ trương tinh giản biên chế từ mấy năm trước. Có giai đoạn, sinh viên mầm non tốt nghiệp nhưng tại thời điểm đó chủ trương tạm dừng tuyển dụng, số sinh viên này đi tìm việc ở các tỉnh, thành phố khác, hoặc xin vào làm trong cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Trong mấy năm qua, hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển khá mạnh, điều này thu hút số lượng đáng kể giáo viên mầm non.

“Một giáo viên mầm non kể với tôi, sau khi được một cơ sở giáo dục mầm non nhận vào làm việc, em đã quen dần môi trường ở đây, chế độ cũng khá, bảo hiểm được đóng đầy đủ, vì thế nay trường công lập có tuyển dụng, em cũng không muốn dự tuyển nữa.

Giáo viên mầm non làm việc ở cơ sở mầm non tư thục có vẻ ổn hơn, ít áp lực hành chính hơn trong khi thu nhập ban đầu khá hơn trường công. Sinh viên mầm non tốt nghiệp, làm ở trường ngoài công lập, mỗi tháng mức lương từ 4,5 - 5 triệu, có trường trả 6 triệu, trong khi nếu làm ở trường công lập, chỉ 3 triệu đồng ” - vị cán bộ thông tin.

Việc xem xét cho giáo viên chuyển công tác ra ngoài tỉnh, theo ý kiến của vị cán bộ, vấn đề này cũng cần nhìn nhận một cách linh hoạt. “Những trường hợp thầy, cô giáo thật sự khó khăn, nhà neo người, bố mẹ già yếu, thì không thể không giải quyết cho người ta đi”- ý kiến nêu.

Vẫn liên quan đến việc chuyển giáo viên ra ngoài tỉnh, một vị phó trưởng Phòng Giáo dục nhìn nhận, đây là một câu chuyện có những góc nhìn khác nhau, thậm chí có phần tế nhị. “Tôi nhớ không nhầm thì chừng chục năm trước, những người từ tỉnh khác đến Tây Ninh công tác trong ngành Giáo dục, được một thời gian, vì một nguyên do nào đó, họ xin đi.

Ðể đi được, phải có nơi nhận, khi đã có nơi nhận, họ tìm mọi cách để được ra đi, thậm chí tạo ra áp lực đối với nơi họ đang công tác. Theo tinh thần chung của các bước tuyển dụng viên chức trong ngành Giáo dục, trước khi tuyển dụng, cơ quan tuyển dụng thông báo vị trí cần tuyển, trường cần giáo viên.

Do đó, khi đã trúng tuyển, giáo viên được điều động về công tác tại ngôi trường họ đăng ký trong hồ sơ dự tuyển. Chính sách hiện hành không có quy định cụ thể nào về việc cơ quan chủ quản có “đồng ý cho giáo viên đi hay không, nếu anh muốn đi, anh đơn phương cắt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, trên thực tế, những năm qua, ở Tây Ninh, các cơ quan, đơn vị vẫn tạo điều kiện cho giáo viên “tạm nhập, tái xuất”, tức đến công tác một số năm rồi tìm cách chuyển đi nơi khác nhưng vẫn trong biên chế, vì đã có nơi nhận họ. Cá nhân tôi nhận thức rằng, đây là một “lỗ hổng” của Tây Ninh”- người này phân tích.

Tuy nhiên, một ý kiến khác nhìn nhận, hiện tại không có quy định cụ thể nào không cho phép viên chức được chuyển công tác. Thực tế cho thấy, việc chuyển công tác ở trong hay ra ngoài tỉnh, đối với giáo viên, là điều bình thường, miễn có nơi nhận.

Nơi nhận- tức nơi chuyển đến có thể đang thiếu người hoặc biên chế đã đủ hay còn biên chế dự trữ, họ vẫn nhận, miễn bố trí, phân công đúng vị trí việc làm. Tuy vậy, hệ quả của điều này là, số lượng, tỷ lệ bố trí giáo viên trong từng trường, từng huyện, thậm chí từng tỉnh vừa thiếu vừa thừa.

Cô giáo Nách Chan Nên cùng học sinh Trường tiểu học Tân Ðông. Ảnh: Dương Ðức Kiên

Bậc học Mầm non: chỉ thiếu, không thừa

Thừa, thiếu hoặc vừa thừa vừa thiếu giáo viên đã xảy ra từ lâu. Ðầu tiên, lấy ví dụ ở bậc học mầm non- một bậc học “sinh sau đẻ muộn” bởi mãi cho đến những năm 2010, mới chính thức đứng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trước đó chỉ là nhà trẻ.

Từ năm 2010-2015, bậc học này bắt đầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đồng thời huy động trẻ từ đủ ba tuổi trở lên đến trường để được chăm sóc, nuôi dy tt hơn. Cũng từ đây, bậc học này được đầu tư mạnh mẽ về quy mô trường lớp cũng như huy động số lượng trẻ em đến trường dẫn đến nhu cầu giáo viên dành cho bậc học này tăng mạnh.

Sau một thời gian phát triển tốt, bậc học này vấp phải một số vấn đề cả thực tế trong nhà trường cũng như về chính sách. Ở trong nhà trường, số học sinh trong một lớp học, đặc biệt ở khu đô thị, khu công nghiệp quá đông, dẫn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ ảnh hưởng chất lượng.

Từ thực tế này, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, chính quyền địa phương quyết định xây thêm trường mầm non, mẫu giáo để “giãn cách” số lượng trẻ trong từng lớp học. Ðể thực hiện được chủ trương, ngoài những điều kiện tiên quyết như ngân sách, quỹ đất để xây trường, đội ngũ giáo viên là điều kiện “cần và đủ” để cơ sở mầm non, mẫu giáo hoạt động.

Tuy nhiên, ba bốn năm về trước, chính sách tinh giản và tạm dừng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp sư phạm mầm non đã khiến cho những cô giáo trẻ tìm việc làm khác hoặc đến tỉnh, thành phố khác để được theo nghề. Ðến khi được cấp có thẩm quyền cho phép tuyển dụng trở lại, số sinh viên kia đã ổn định công việc, không muốn trở về nữa.

Cùng với đó, đúng như vị cán bộ phân tích ở phần trên, xã hội hoá giáo dục đã xuất hiện nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập khiến nhu cầu giáo viên bậc học này càng tăng cao. Trường công lập hay ngoài công lập thì cũng có chc năng giáo dc, nuôi dy trnhưng thc tế cũng chứng minh một cách hiển nhiên: có trường thì phải có thầy cô giáo.

Về mặt chính sách, Luật Giáo dục năm 2019, có hiệu lực từ tháng 7.2020, quy định giáo viên mầm non tối thiểu phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên hoặc một bằng cao đẳng khác nhưng có chứng chỉ sư phạm.

Ðiều này dẫn đến nhiều sinh viên hệ trung cấp sư phạm mầm non phải tiếp tục học mất thêm một năm để học lên cao đẳng, hai năm để lấy bằng đại học hoặc tìm việc khác để làm. Năm 2020, trong lần trao đổi với báo chí, một vị quản lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành Giáo dục tỉnh nhà nhìn nhận, luật có hiệu lực thì phải tuân thủ, nhưng thực tế cho thấy không phải không có những bất hợp lý.

“Luật quy định như vậy, nhưng tôi thấy, đối với bậc học mầm non, người có bằng trung cấp sư phạm vẫn hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ, vì bậc học này phần lớn là chăm sóc, nuôi dưỡng. Về chuyên môn, điều này không phải không quan trọng nhưng bậc học mầm non chưa đặt nặng vấn đề này”- vị cán bộ bình luận.

Từ khi Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực, Chính phủ mới chỉ ban hành một nghị định để hướng dẫn thi hành, nhưng nghị định này không đề cập đến lộ trình nâng chuẩn, không quy định một giai đoạn chuyển tiếp để tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non. Thực tế sau đó chứng minh, nhiều địa phương tuyển dụng giáo viên mầm non nhưng số người nộp đơn ít hơn nhiều so với chỉ tiêu cần tuyển.

Giáo viên làm công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Thừa-thiếu cục bộ

Khác với giáo dục mầm non, bậc học phổ thông có gồm ba cấp học gồm tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, chuyện thừa thiếu giáo viên lại đang chứa đựng không ít nghịch lý. Do tính chất, đặc điểm của bậc học phổ thông khác hẳn bậc mầm non nên chuyện vừa thừa vừa thiếu giáo viên ở bậc học này tưởng chừng đơn giản nhưng giải quyết được cũng cả một vấn đề.

Nếu tính bình quân tỷ lệ giáo viên trên mỗi lớp theo định mức của Bộ GD&ÐT, nhiều trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đang thiếu giáo viên (xin không dẫn số liệu, tỷ lệ ra đây vì khá rườm rà). Nhưng, tính theo từng cấp học, đặc biệt từng môn học, thì ngay tại mỗi trường, chưa cần nói trong toàn huyện, tỉnh, lại vừa thừa vừa thiếu giáo viên.

Có nhiều yếu tố dẫn đến sự nghịch lý nêu trên, cả về chuyên môn của ngành sư phạm cho tới chính sách của Nhà nước. Một thời kỳ dài, dân số tăng mạnh, số con trong mỗi gia đình lớn hơn hai, vì vậy, tổng số học sinh trong trường phổ thông thường rất đông, có trường ở khu vực nông thôn nhưng cũng lên tới gần 30 lớp, do vậy, thời kỳ này, một số lượng lớn giáo viên được đào tạo, tuyển dụng.

Khi chính sách kế hoạch hoá gia đình “phát huy hiệu quả rõ rệt”, số học sinh giảm dần rồi giảm mạnh trong khi số giáo viên giảm chậm hơn, vì chưa tới tuổi nghỉ hưu. Có trường học trong thời gian chỉ hơn chục năm, số lớp học giảm gần một nửa. Ðây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thừa giáo viên phổ thông.

Nhưng, không phải môn học nào cũng thừa giáo viên. Ở cấp học phổ thông, đặc biệt cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, mỗi môn học có số tiết học khác nhau, có môn học mỗi tuần từ 4 - 5 tiết nhưng cũng có môn mỗi tuần chỉ có mt tiết, tutheo tng khi lp. Ðiu này dẫn đến những môn học có thời lượng nhiều, giáo viên dạy những môn học này chỉ từ đủ đến thiếu, không thừa. Việc thừa giáo viên xảy ra ở những môn học ít tiết.

Theo quy định hiện hành, cấp tiểu học, giáo viên dạy mỗi tuần 23 tiết, trung học cơ sở 19 tiết và trung học phổ thông 17 tiết, đây là số tiết học theo định mức do Bộ GD&ÐT quy định. Tuy nhiên, từ lâu, chứ không phải bây giờ, rất nhiều giáo viên, đặc biệt cấp trung học cơ sở dạy không đủ số tiết theo định mức, vì số lớp học ít.

Chuyện giáo viên dạy mỗi tuần có 6-8 tiết đã diễn ra từ rất lâu, thậm chí có giáo viên chỉ có ba, bốn tiết, kiêm nhiệm đủ thchc vlinh tinh nhưng quy đổi ra vẫn chưa đủ số tiết dạy, tức khối lượng công việc phải thực hiện trong tuần, theo quy định của Bộ GD&ÐT.

Nhìn rộng hơn, việc thừa thiếu hoặc vừa thừa vừa thiếu giáo viên ở bậc học phổ thông có một yếu tố không thể không nêu nhưng ít người đề cập đến vấn đề này. Ðó là, trừ những lớp học đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, nơi dân cư thưa thớt nên slượng hc sinh trong mi lp không đông, cònvùng đồng bng, đặc bit vùng trung tâm đô thị, shc sinh trong mi lp thường dao động từ 35 - 45 học sinh.

Con số này được nhiều nhà chuyên môn, cán bộ quản lý cho là quá đông, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục. Ở những quốc gia phát triển, mỗi lớp học phổ thông chỉ dao động từ 22-25 học sinh. Nếu giảm số học sinh trong mỗi lớp xuống mức đó, câu chuyện thừa thiếu giáo viên sẽ được khắc phục một phần. Tuy nhiên, xây thêm trường, mở thêm lớp là điều không đơn giản vì phụ thuộc ngân sách, quỹ đất, biên chế....

Giáo viên làm công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Thiếu gần 100.000, thừa hơn 10.000

Câu chuyện giáo viên vừa thừa vừa thiếu luôn là một vấn đề trong các dịp tổng kết năm học. Tại hội nghị tổng kết năm hc 2020-2021, hàng loạt ý kiến về tình trạng thừa thiếu giáo viên lại được nêu lên. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, cả nước còn thiếu 94.714 giáo viên nhưng cũng thừa 10.178 giáo viên các cấp học.

Căn cứ số liệu thừa, thiếu giáo viên trên cả nước, Bộ GD&ÐT đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung 94.714 biên chế trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó, riêng năm 2021 đề nghị bổ sung khoảng 30.000 biên chế, gồm 20.000 biên chế giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, cấp THPT và 10.000 biên chế giáo viên mầm non cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Bộ GD&ÐT cũng cho biết: “Ðã hướng dn địa phương rà soát vic tuyn dng, btrí, sdng giáo viên hp lý, hiu quả, đồng thi có gii pháp lâu dài để quy hoch, tuyn dng, btrí đủ giáo viên dy đúng và đủ các môn hc, thc hin điu tiết giáo viên từ  nơi tha sang nơi thiếu, bo đảm có hc sinh thì phi có giáo viên đứng lp

. Vn đề nhân lc ca ngành Giáo dục cũng từng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu lên và yêu cầu các địa phương xem xét sắp xếp trường lớp thật hợp lý, vì hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, có điểm trường chỉ vỏn vọn 7 học sinh nhưng lại có 9 giáo viên nhưng cũng nhiều trường thiếu giáo viên.

Chuyện giáo viên vừa thừa vừa thiếu như những điều vừa trình bày ở trên chưa phải đã hết. Hiện không có số liệu thống kê đầy đủ nhưng có một điều cần được nêu ra, một số lượng nhất định giáo viên, trong đó phần lớn giáo viên mầm non đã bỏ nghề, tìm việc làm khác.

Ðại dịch Covid- 19 khiến nhiều trường học ngoài công lập, trong đó chủ yếu trường mầm non phải đóng cửa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến biến động về số giáo viên, họ hoặc chủ động tìm việc làm khác để mưu sinh hoặc mất việc làm, do trường đóng cửa.

Nhìn nhận cho thấu đáo, việc dịch chuyển thị trường lao động, thừa thiếu số lượng lao động, thực ra ngành nào, lĩnh vực nào cũng gặp phải chứ không chỉ riêng ngành Giáo dục. Nhưng đối với ngành Giáo dục, một loại hình cung cấp (dịch vụ công) chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với giáo dục ngoài công lập thì việc điều động, số trí, sắp xếp giáo viên sao cho hợp lý nhất, là một việc không thể không làm, thậm chí có tính cấp bách.

Vì để như lâu này vừa lãng phí (vì thừa giáo viên) nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục- vì thiếu giáo viên và đặc biệt, số học sinh trong mỗi lớp ở vùng mật độ dân cư cao quá đông.

Việt Ðông

“Các địa phương đã chủ động rà soát đội ngũ giáo viên hiện có để xác định số lượng biên chế giáo viên cần bổ sung cho từng cấp học, xây dựng lộ trình, các giải pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên gắn với nâng cao hiệu quả việc tinh giản biên chế, tính toán nhu cầu đào tạo nâng chuẩn trình độ đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông theo Luật Giáo dục 2019; phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng triển khai tập huấn, bồi dưỡng bằng hình thức bồi dưỡng qua mạng.

Tuy nhiên, tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông ở một số địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học.

Chất lượng đội ngũ không đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và các vùng thuận lợi. Một bộ phận giáo viên chưa theo kịp được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục; chưa sử dụng thành thạo giải pháp dạy học trực tuyến để quản lý lớp học, tổ chức các hoạt động học tập” (trích báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 của Bộ GD&ÐT).

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh