Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Có nên mua TV giảm giá không
Thứ hai: 15:16 ngày 13/04/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Lựa chọn TV đời cũ, được giảm giá, là quyết định sáng suốt, theo những người có kinh nghiệm trong nước lẫn quốc tế.

Thị trường TV luôn có chu kỳ giá lên xuống đều đặn hàng năm. Lúc mới ra mắt, giá sản phẩm luôn ngất ngưởng theo mức niêm yết, nhưng gần một năm sau, giá giảm sâu dưới các hình thức khuyến mại để dọn đường cho đời sản phẩm thay thế.

 

Giá của TV thường hạ sâu, chạm đáy sau khoảng 1 năm ra mắt.

Ví dụ, Samsung RU7100 ra mắt đầu 2019 với giá niêm yết 60 triệu đồng cho bản 75 inch. Sau một năm xuất hiện, sản phẩm còn khoảng 29 triệu đồng. Tương tự, các model 4K 75 inch của Sony, như X8000 và X8500, đã giảm khoảng 20 triệu đồng, xuống 30 và 38 triệu đồng, thay vì xấp xỉ 50 và 60 triệu đồng ban đầu. Ngay với dòng TV cao cấp, giá bán cũng biến động mạnh sau một năm. Ví dụ, mẫu 55 inch B9 trong tháng 3 còn 25 triệu đồng, trong khi mới ra mắt là 50 triệu đồng. 

Ở nước ngoài, khoảng thời gian mua TV hợp lý là những dịp mua sắm lớn cuối năm, như Giáng sinh, Black Friday. Ở Việt Nam, người dùng nên mua sau Tết, khoảng tháng 3, tháng 4. Nếu đã "nhắm" sản phẩm nào, bạn cần quyết định thời điểm phù hợp, tránh chần chừ vì sản phẩm có thể hết hàng hoặc ngừng sản xuất khi đã có sản phẩm mới thay thế.

Không sợ công nghệ TV lỗi thời 

Khác với smartphone hay máy tính, cấu hình chip, bộ nhớ, phần mềm không quyết định chất lượng TV. Cấu hình TV và phần mềm có thể khác biệt qua mỗi đời, mỗi năm nhưng không nhiều. Vì thế, những mẫu TV ra mắt một đến hai năm trước vẫn đem lại trải nghiệm tốt so với số tiền bỏ ra. 

Công nghệ trên TV cũng chững lại nhiều năm qua. Nhiều công nghệ được quảng bá rầm rộ nhưng vẫn cần thời gian dài để thích ứng, như màn hình 8K đã xuất hiện từ năm ngoái nhưng các bộ phim và nội dung 8K vẫn hạn chế. Hay sau 5 năm xuất hiện, kho nội dung trực tuyến và truyền hình 4K vẫn còn thiếu thốn. 

Thay vì điều khiển thông minh, ra lệnh bằng giọng nói hay tiêu chuẩn HDR mới..., người mua TV cần quan tâm tới các thông số cơ bản, như kích cỡ màn hình, độ phân giải, công nghệ tấm nền. Đây là những yếu tố quyết định chất lượng hiển thị và khác biệt giữa các mẫu TV với nhau. 

Khi mua TV hạ giá, bạn cần lưu ý những điều sau:

Tránh hàng trưng bày 

Trong số hàng giảm giá, thanh lý, TV trưng bày có giá thấp nhất. Đây là sản phẩm đã qua sử dụng tại các cửa hàng. Ở gia đình, thời gian sử dụng TV thông thường chỉ vài giờ mỗi ngày, nhưng tại cửa hàng, thời gian hoạt động của chúng có thể lên 10 tiếng liên tục mỗi ngày, khiến chất lượng màn hình hao mòn nhanh.

 

Kiểm tra số giờ sử dụng khi mua TV thanh lý, hàng trưng bày. 

Màn hình là linh kiện chiếm phần lớn giá thành một chiếc TV, thông thường khoảng 70%. Với các dòng sản phẩm cao cấp, như TV OLED, hoặc kích cỡ lớn trên 65 inch, tỷ lệ giá trị của tấm nền cao hơn. Thời gian sử dụng quyết định tuổi thọ một chiếc TV.

Để xem liệu TV đang giảm giá có phải hàng trưng bày không, trước tiên, bạn kiểm tra các chi tiết bên ngoài, như vỏ hộp có còn nguyên không, màn hình, điều khiển từ xa đã trày xước chưa. Với hầu hết TV, người dùng đều có thể kiểm tra được số giờ đã hoạt động trong phần cài đặt ẩn, Service Menu Settings. 

Kiểm tra giá thực tế

Dù quảng cáo giảm nhiều, bạn cũng nên nên kiểm tra giá tại nhiều nơi, hoặc sử dụng một số công cụ theo dõi giá trên các trang web. Thực tế, giá TV tại các cửa hàng điện máy thường chênh lệch nhau hàng triệu đồng. Bên cạnh đó, số phần trăm giảm giá không phản ánh đúng giá trị sản phẩm, mà người dùng chỉ cần quan tâm đến số tiền cuối cùng bỏ ra. 

Ngoài ra, người mua cần nhận biết và phân biệt sản phẩm qua tên mã. Các nhà sản xuất luôn phân chia TV thành từng phân khúc và đời khác nhau thông qua mã hiệu, bao gồm các chữ cái và mã số. Dựa trên mã hiệu này có thể nhận biết được TV này ra đời năm nào, từ đó đánh giá được sản phẩm có còn phù hợp hay không, giá rẻ hay vẫn cao so với sản phẩm mới. TV cùng một dòng thường chung dãy mã hiệu và chỉ thay đổi ký hiệu đầu hoặc cuối của tên gọi sau mỗi năm.

Ví dụ, hai model 4K 75 inch của Sony đang được giảm giá nhiều hiện nay là X8500F giá 49,9 triệu đồng và X8500G giá 39 triệu đồng. Mẫu X8500F đắt hơn nhưng lại ra đời từ năm 2018, trong khi X8500G lại ra sau, 2019. Với dòng TV 4K của LG, UM là series năm 2019 còn UK hay UJ là series năm 2018, 2017. Các model UHD của Samsung cũng tương tự.

 

Các dòng TV thường được làm mới hàng năm và có thể nhận biết các đời qua mã hiệu, như ở Sony là chữ cái cuối cùng của tên mã.

Khi lựa chọn TV đời cũ, bạn chỉ nên cân nhắc những model ra mắt trong khoảng 2 năm trở lại thôi.

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục