Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Có thể tử vong nếu rửa vết thương từ cồn y tế giả
Thứ tư: 08:55 ngày 28/02/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nhãn mác mập mờ cộng thêm tâm lý chủ quan khiến cho cồn y tế giả được làm từ cồn công nghiệp cực độc đang trở thành mối lo của người tiêu dùng.

Trên thị trường hiện nay, các loại cồn y tế được bày bán tràn lan, người dân thường không chú ý đến chất lượng mà cứ mặc nhiên cho rằng cồn y tế là tinh khiết nên mua về để sát trùng vết thương và nướng thực phẩm.

Chính tâm lý chủ quan của người tiêu dùng đối với mặt hàng y tế này, nhiều kẻ trục lợi đã bất chấp dùng cồn công nghiệp để pha chế cồn y tế. Kéo lợi nhuận cao hơn gấp đôi.

 Cồn công nghiệp - Methanol là một chất độc bị cấm trong y tế. Ảnh minh họa

Thời gian qua, có rất nhiều cơ sở sản xuất cồn y tế, nước muối sinh lý không đảm bảo chất lượng. Cơ quan chức năng đã thu giữ hàng trăm lít cồn, muối sinh lý thành phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất. Dù trên nhãn mác ghi là Ethanol (tức cồn thực phẩm) nhưng thực chất được pha chế từ cồn công nghiệp.

Theo kết quả kiểm nghiệm, một mẫu cồn nguyên liệu dùng để sản xuất có tới 99,2% hàm lượng Methanol (tức cồn công nghiệp). Còn mẫu chai cồn 70 độ không phát hiện Ethanol, mà trái lại hàm lượng Methanol chiếm đến hơn 55%.

Loại cồn công nghiệp Methanol không những không sát trùng được vết thương mà còn gây ra nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến điều trị vết thương hở, vết mổ. Thậm chí, đã có nhiều nạn nhân đã tử vong vì vô tình pha cồn y tế giả để uống thay rượu.

 Kiểm nghiệm cồn y tế tại một cơ sở, Methanol chiếm 55,2%. Ảnh VTV24

Ông Nguyễn Văn Đức - Phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho hay, hiện đang có tình trạng mập mờ nhãn mác trên các chai cồn: "Nhãn chai chỉ ghi cồn 70 độ, cồn 90 độ, ghi công dụng là sát trùng dụng cụ, sát trùng vết thương, làm chín thực phẩm nhưng không ghi thành phần, nếu không được Cục Quản lý dược cấp đăng ký lưu hành thì đó không phải là cồn y tế, nhưng các nhà sản xuất ghi nhãn không rõ ràng khiến người dùng nhầm là cồn y tế vốn tinh khiết, chứa từ 70-90% là Ethanol (tương tự rượu)"- ông Đức cho biết. Chính vì sự mập mờ này đã khiến một số người ngộ độc và tử vong vì uống phải cồn chứa hàm lượng Methanol, nghĩ rằng là Ethanol.

Methanol không chỉ gây hại qua đường uống, mà khi tiếp xúc với da, chất độc này hoàn toàn có thể thâm nhập qua vết thương hở, thậm chí qua lỗ chân lông. Với số lượng ít, Methanol có thể gây ra những biểu hiện tức thời như nứt nẻ, khô da. Nhưng khi tiếp xúc nhiều có thể gây choáng váng, đau đầu.

Theo các chuyên gia, việc hít phải Methanol cũng có nguy cơ ngộ độc cao, đặc biệt với những người tiếp xúc thường xuyên. Bệnh nhân có thể bị choáng, ảnh hướng đến hô hấp, gây ra các triệu chứng nhức đầu, rát mũi, tổn thương niêm mạc mũi, thậm chí co giật, động kinh. Nếu mắt tiếp xúc với khí thải có chứa Methanol sẽ nhìn mờ, cảm giác cay mắt, giãn đồng tử, có thể dẫn tới mù.

Nguồn vietq

Tin cùng chuyên mục