Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Câu chuyện cuối tuần
Cờ Tổ quốc
Thứ sáu: 00:13 ngày 21/07/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Cờ đỏ sao vàng luôn là niềm tự hào của người Việt; chủ quyền lãnh thổ luôn khắc ghi trong tim của mỗi người dân, không sức mạnh nào có thể xoá nhoà.

Hôm 10.7, cư dân mạng Việt Nam bất ngờ khi phát hiện trên hai ứng dụng của Google là Google Maps và Google Earth, hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam được làm từ gốm ở đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam biến mất, thay vào đó là một màu trắng xoá. Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã vào cuộc, yêu cầu nền tảng xuyên biên giới này nhanh chóng khắc phục.

Các trang mạng xã hội phổ biến ở nước ta dậy sóng. Cư dân mạng đồng loạt kêu gọi đánh dấu 1 sao hai ứng dụng Google Maps và Google Earth. Trước sức mạnh của thế trận quốc phòng - an ninh toàn dân, Google buộc phải sửa thông tin khẳng định chủ quyền của Việt Nam, hình ảnh cờ đỏ sao vàng bằng gốm sứ đã được khôi phục ở toạ độ 8038‘38.9“N 111055‘09.7“E.

Cách đây mấy ngày, trong đêm trao giải Olympic Toán học toàn cầu lần thứ 4 năm 2023 tại Trường đại học Colombia, New York, Mỹ, cô bé 9 tuổi người Việt Nam Trần Phạm Ngân Khánh bước lên sân khấu nhận huy chương bạc cùng với lá cờ đỏ sao vàng.

Trước đó, tháng 4.2023, tham gia vòng chung kết quốc tế Toán Timo tổ chức tại Thái Lan, cô bé cũng giành được huy chương bạc và không quên mang theo cờ Tổ quốc khi nhận giải. Theo lời cha mẹ Ngân Khánh, lần nào ra nước ngoài dự thi, cô bé này cũng đều mang theo lá cờ đỏ sao vàng do bà nội tự tay chuẩn bị. Em luôn ghi nhớ lời người bà dặn dò: “Bà muốn được nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của đất nước mình tung bay trên trường quốc tế”.

Một câu chuyện khác, suốt tuần qua, trên mạng xã hội TikTok lan truyền đoạn clip quay tại một lớp học ở Nhật Bản. Trong lớp có du học sinh từ rất nhiều nước, nhưng chủ yếu là người Việt Nam và người Trung Quốc.

Trong bài thuyết trình trước lớp, một nữ du học sinh người Trung sử dụng bản đồ có hình lưỡi bò cho bài thuyết trình, khiến một nam sinh Việt Nam phẫn nộ. Ngay lập tức, anh đã có ý kiến: “Bạn làm như thế này là không tôn trọng những học sinh Việt Nam đang ngồi đây”. Anh cho rằng việc sử dụng bản đồ có hình đường lưỡi bò là không thể chấp nhận được.

Ban đầu cô bạn người Trung còn có ý kiến, nhưng khi cô giáo lên tiếng rằng bản đồ ở Nhật Bản cũng không có đường lưỡi bò. Nghe thấy vậy, cô bạn nói sẽ đổi bản đồ khác.

Ý kiến và lập luận của du học sinh Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng mạng, điều này cho thấy nhận thức và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đ.H.T

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh