Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Công nghiệp Tây Ninh có nhiều khởi sắc
Thứ năm: 20:44 ngày 13/02/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Thời gian qua, ngành công nghiệp Tây Ninh đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật nhất phải kể đến việc thực hiện về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng trưởng khá so với cùng kỳ, ước thực hiện năm 2019 đạt 89.109 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 16,30%.

Chế biến khoai mì tại công ty TNHH TM  CN DV Hùng Duy.

Theo Sở Công thương, ngành công nghiệp Tây Ninh phát triển trong điều kiện cũng phải chịu sự tác động tiêu cực chung từ nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do chiến tranh thương mại ở một số nước có nền kinh tế mạnh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng đã làm giảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến hàng từ nông sản. 

Thời gian qua, ngành công nghiệp Tây Ninh đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật nhất phải kể đến việc thực hiện về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng trưởng khá so với cùng kỳ, ước thực hiện năm 2019 đạt 89.109 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 16,30%. Phân theo ngành kinh tế, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,69%, sản xuất phân phối điện tăng 158,28%, khai khoáng giảm 14,75%.

Với tăng trưởng 16,3% so khá và ổn định, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã góp 15,45 điểm % cho tăng trưởng; sản xuất và phân phối điện góp 0,86 điểm%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải góp 0,04 điểm; khai khoáng góp 0,05 điểm.

Trong ngành công nghiệp, chế biến chế tạo, một số ngành đã đóng góp điểm % khá như: dệt may 4,1 điểm %; sản phẩm từ cao su & plastic 4,27 điểm; sản xuất sản phẩm từ kim loại 2,48 điểm; thực phẩm và đồ uống 2,37 điểm (ngành đường góp 1,04 điểm % so toàn ngành công nghiệp); sơ chế da góp 2,09 điểm, các ngành còn lại đóng góp dưới 1 điểm và ngành chế biến gỗ giảm 0,16 điểm%.

Khoai mì được đưa vào chế biến tại một nhà máy mì trên địa huyện Hòa Thành.

 Đến nay, nhiều sản phẩm công nghiệp của tỉnh đã và đang khẳng định được vị thế trên thị trường, đã có sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của một số doanh nghiệp FDI (vải, sợi, vỏ ruột xe); các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu từ nông sản đã trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến tinh (tinh bột mì, đường, hạt điều,...) trong và ngoài nước.

Việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành đến nay đã có chuyển biến; các dự án có giá trị tăng thêm cao được thu hút vào các khu, cụm công nghiệp. Nhiều vùng sản xuất cây công nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang đầu tư dự án năng lượng tái tạo có giá trị kinh tế cao, có 9 dự án điện mặt trời với công suất 648 MW đi vào hoạt động góp phần tăng lượng sản xuất điện trên địa bàn tỉnh.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đã được các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn quan tâm đầu tư. Năm 2019, Trung tâm Khuyến công Tây Ninh đã xây dựng và triển khai 10 đề án đến cơ sở với tổng kinh phí hỗ trợ 1,565 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương và quốc gia.

Điện năng lượng mặt trời được nhiều doanh nghiệp  và người dân sử dụng.

Theo Sở Công thương, để đạt được những kết quả trên là nhờ tỉnh đã quan tâm đến công tác đẩy mạnh rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.

NHI TRẦN

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục