Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Thứ sáu: 21:03 ngày 20/12/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 19.12, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị này.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị- Ảnh: VGP

Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có ông Nguyễn Minh Tân- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan.

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9.12.2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân sau 15 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức Đảng về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được nâng lên trên tinh thần xác định rõ hơn công tác PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL từng bước được cải thiện, nâng cao, bảo đảm ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn.

Bên cạnh đó, việc hưởng ứng Ngày pháp luật đã được triển khai sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tạo được hiệu ứng tích cực, nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội.

Hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã được tăng cường, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nội dung PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhu cầu xã hội, nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, phù hợp hơn với từng đối tượng, địa bàn. Hình thức PBGDPL đã được thực hiện đa dạng, phong phú, sáng tạo, thể hiện bản sắc, văn hoá của từng vùng miền đem lại hiệu quả thiết thực.

Theo Ban chỉ đạo, tình hình vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật có chiều hướng ngày càng giảm. Số vụ việc vi phạm hành chính năm 2017 bị phát hiện là hơn 8.398.944 vụ việc (giảm 14,6% so với năm 2016) thì đến năm 2018 giảm còn 6.623.670 vụ việc (tiếp tục giảm hơn 21%)... Nhờ việc triển khai tốt công tác PBGDPL, nhiều xã trên toàn quốc đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tính đến cuối năm 2018, đã có 8.805 xã/11.147 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm tỷ lệ 79%.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Minh Tân cùng đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Tây Ninh.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình biểu dương và chúc mừng kết quả tích cực của các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương đạt được trong công tác BPGDPL thời gian qua. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương tiếp tục quán triệt đầy đủ, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PBGDPL.

Song song đó, hàng năm, xây dựng kế hoạch, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật bám sát nhu cầu thực tiễn xã hội và tập trung giải quyết những vấn đề nóng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý. Đối với các tỉnh biên giới cần phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành có liên quan trong xây dựng, triển khai các chính sách, giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng giáp biên, bảo đảm an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền biển đảo.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh, việc tổng kết, đánh giá 15 năm Chỉ thị số 32 tại thời điểm này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Trung ương đang tiến hành tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Kết quả tổng kết Chỉ thị số 32 sẽ góp phần vào việc đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư những định hướng, chính sách, giải pháp tổng thể nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật

Đức An

Tin cùng chuyên mục