Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện thời sự:
Đảng viên đi trước…
Thứ hai: 08:53 ngày 17/02/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Việc Quốc hội khoá XV ban hành nghị quyết thí điểm thực hiện Nghị quyết 57 sẽ giúp cụ thể hoá các mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết 57, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động liên quan.

- Ông Bàn Dân nè, trong tuần qua tôi chú ý theo dõi diễn tiến kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khoá XV, tự dưng tôi liên tưởng đến một câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng tôi lại tự thắc mắc, không biết mình liên tưởng như vậy có… đúng hay không nữa, ông có thể giải thích cho tôi được không?!

- Cái này ngộ đa, ông hỏi chung chung như vậy Bàn Dân biết đâu trả lời! Ít ra ông cũng phải nói rõ từ nội dung nào trong kỳ họp Quốc hội khiến ông liên tưởng tới câu nói của Bác Hồ. Và ông có trích dẫn câu nói của Bác, Bàn Dân mới có thể tìm lời giải thích cho ông chứ!

- À quên, tại tôi nóng vội quên nói rõ nội dung mình muốn hỏi ông. Số là mới đây tôi có đọc Thông báo số 4 về ngày làm việc thứ tư của kỳ họp trong ngày thứ bảy 15.2.2025. Theo đó, tôi được biết Chính phủ đã có Tờ trình và Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sau đó, tôi lại đọc được nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội đăng trên các báo, tôi mới biết rõ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách ấy là để tiến hành thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Từ những hoạt động của Quốc hội để chuẩn bị thực hiện Nghị quyết của Đảng, tôi liên tưởng đến câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” của Bác Hồ. Thế rồi tôi lại tự thắc mắc, không biết sự liên tưởng của mình là đúng hay sai nên tôi mới hỏi thăm ông đó.

- Theo Bàn Dân nghĩ, đối với việc Quốc hội ra Nghị quyết để thí điểm thực hiện Nghị quyết 57 của Đảng cũng có thể được hiểu là một hình thức mở rộng, nâng cao của câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” như lời dạy của Bác Hồ. Điều này thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc định hướng và quyết định các chính sách, đường lối phát triển của đất nước.

Trong quá trình này, Đảng đi trước trong việc đề ra nghị quyết, chính sách và đường lối phát triển, sau đó Quốc hội sẽ thực hiện nghị quyết đó thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật. Quá trình này giúp bảo đảm rằng các chính sách và đường lối phát triển của đất nước được thực hiện một cách thống nhất và hiệu quả.

Sự kiện Quốc hội khoá XV chuẩn bị ban hành nghị quyết thí điểm thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị là một bước quan trọng trong việc triển khai các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, bao gồm việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao. Đồng thời, nghị quyết cũng đặt mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số và công dân số đạt mức cao của thế giới.

Việc Quốc hội khoá XV ban hành nghị quyết thí điểm thực hiện Nghị quyết 57 sẽ giúp cụ thể hoá các mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết 57, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động liên quan. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

-Nhưng mà… theo tôi biết, từ lâu đất nước ta đã có hành lang pháp lý tạo cơ sở cho việc phát triển khoa học, công nghệ, kể cả chuyển đổi số quốc gia; sao nay Quốc hội lại còn phải ban hành “Nghị quyết thí điểm” là thế nào?

-Ông biết vậy là không sai, tuy nhiên, Bàn Dân nghĩ ông cũng cần chú ý, Nghị quyết 57 của Đảng ta lần này không chỉ là định hướng cho sự “phát triển bình thường” mà là sự “phát triển đột phá” và “đột phá” cũng có nghĩa là chưa có tiền lệ, vượt qua mức bình thường và chưa có sự “quy định pháp luật”.

Trong khi đó nếu triển khai theo quy trình luật hoá, theo trình tự lập pháp thì đòi hỏi phải có thời gian, phải có sự sửa đổi, bổ sung không ít văn bản pháp luật có liên quan. Do đó, trước mắt Quốc hội phải ra một Nghị quyết thí điểm để có thể triển khai nhanh một “Nghị quyết đột phá” của Đảng lãnh đạo là vậy!

-Bàn Dân nói vậy tôi hiểu rồi, nhất là tôi càng hiểu rõ hơn ý kiến phát biểu rất cụ thể của đại biểu Quốc hội Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng ta trong buổi thảo luận Tổ hôm 15.2. Theo đó, Tổng Bí thư cho biết khi ban hành Nghị quyết 57, Trung ương nhận định rằng việc đưa các chính sách này vào thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn chồng chất.

Nếu phải chờ sửa một số luật, nhanh nhất cũng phải giữa năm 2025, có nghĩa là cả năm nay không thể triển khai được Nghị quyết, hoặc “không có ý nghĩa gì”. Còn thực hiện theo luật có sẵn, nếu “triển khai công nghệ mới” mà phải “đấu thầu” để chọn “công nghệ giá rẻ” ắt sẽ “biến đất nước thành bãi rác công nghệ”.  

-Đúng là người lãnh đạo cao nhất của đất nước ta nói thẳng, nói gọn mà dễ hiểu quá ông hả!

Bàn Dân

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh