Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Dấu hiệu bệnh cúm ở trẻ em
Thứ ba: 20:20 ngày 19/02/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo TS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của cúm mùa

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là:

-Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện;

-Có cảm giác ớn lạnh;

-Nhức đầu;

-Đau nhức cơ bắp;

-Chóng mặt;

-Ăn không ngon;

-Mệt mỏi;

-Ho;

-Đau họng;

-Chảy nước mũi;

-Buồn nôn;

-Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực;

-Đau tai;

-Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

Với các biểu hiện trên, bệnh cúm tiến triển và các triệu chứng sẽ biến mất. TS Lâm cho biết sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài.Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Cúm có thể tự chăm sóc trẻ ở nhà như cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt: Cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước,tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy, mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ, tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.

Khi trẻ có những biểu hiện sau cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay: Sốt cao liên tục ≥ 39ºC, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, co giật, trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh, trẻ khó thở, thở nhanh.

Cách phòng bệnh cúm: Tiêm Vacxin phòng cúm. Trẻ bị cúm phải được cách ly và người chăm sóc trẻ phải đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.

Nguồn Infonet

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh