Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Đầu năm, người châu Á thường làm gì để may mắn suốt 12 tháng?
Thứ bảy: 11:04 ngày 17/02/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Mặc dù cùng đón Tết âm lịch nhưng các quốc gia lại có những cách lấy may đầu năm khác nhau.

Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc hay còn được biết đến với tên gọi “Lễ hội mùa xuân” là dịp lễ lớn nhất trong năm của đất nước này. Vào mỗi dịp năm hết, Tết đến, người dân Trung Quốc lại trang trí nhà cửa bằng những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ với mong muốn có một cái Tết vui vẻ, năm mới an lành.

Họ viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc giàu sang, thịnh vượng rồi dán lên cửa. Họ tin rằng việc làm này sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình.

Trong bữa cơm đầu năm, người Trung Quốc thường ăn sủi cảo. Những chiếc bánh được làm thành hình nén vàng, nén bạc, để thể hiện sự giàu có, nhiều tiền, nhiều bạc. Ở một số vùng, người làm bánh sẽ cho đồng xu hoặc sợi chỉ vào bên trong phần nhân bánh. Nếu ai ăn trúng bánh có đồng xu, người đó sẽ giàu có, sung túc cả năm. Trong khi đó, sợi chỉ lại tượng trưng cho sự trường thọ.

Cũng giống như Việt Nam, vào những ngày Tết, trẻ em ở Trung Quốc cũng được nhận những phong bao lì xì đỏ. Phong tục lì xì cũng là một cách lấy may tại đất nước này.

Việt Nam

Cũng giống như Trung Quốc, Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Ngay sau thời khắc giao thừa, nhiều người đã đi hái lộc hoặc tới các đền chùa để cầu một năm mưa thuận gió hòa, gia đình bình an, hạnh phúc.

Khi bước qua thềm năm mới, bất cứ ai bước từ ngoài vào nhà với lời chúc mừng năm mới sẽ được coi là xông đất cho gia chủ. Vì vậy, ngay từ những ngày cuối năm, mọi người thường tìm những người hợp tuổi với gia chủ, tính tình vui vẻ, hoạt bát để sang xông đất, chúc Tết.

Hàn Quốc

Trong những ngày đầu của năm mới, người dân xứ sở kim chi sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống để tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên. Bữa cơm cúng tổ tiên có tới 20 món với các món ăn truyền thống như cơm trắng, hải sản, hoa quả, rau, tteokguk (canh bánh gạo).

Sau lễ cúng tổ tiên, con cháu sẽ thực hiện nghi thức Sebae với những người cao tuổi trong gia đình. Họ sẽ cúi lạy các bậc trưởng lão và nói “Sahae bok mani badeuseyo”, có nghĩa là “Con chúc bố mẹ gặp nhiều may mắn trong năm nay”. Tiếp đó, những người lớn tuổi sẽ lì xì cho các em nhỏ.

Tuy nhiên, thay vì đựng tiền trong phong bao lì xì đỏ như Việt Nam và Trung Quốc, người Hàn Quốc lại đựng trong một túi lụa nhỏ với màu sắc sặc sỡ.

Singapore

Chịu ảnh hưởng nhiều của truyền thống Trung Quốc, Tết âm lịch tại Singapore cũng là ngày lễ được trông đợi nhất tại nước này. Trong dịp Tết âm lịch, người dân tại quốc đảo sư tử rất thích ăn quýt và cá. Nguyên nhân là do chữ “quýt” đọc gần với chữ “cát” trong cụm “đại cát đại lợi”, còn chữ “cá” đọc gần giống với chữ “dư” trong tiếng Trung, thể hiện sự dồi dào, dư dả.

Nguồn Saostar (Theo Tổng hợp)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục