Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tây Ninh:
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thứ bảy: 00:05 ngày 30/06/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - UBND tỉnh Tây Ninh đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp xác nhận ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế…

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hiện nay, các sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ đang sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gồm có dệt may, da giày, điện tử, cơ khí chế tạo. Các dự án chủ yếu là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư vào các phân khu công nghiệp dệt may, công nghiệp hỗ trợ tại khu công nghiệp như Phước Đông, Thành Thành Công, TMTC.

Đối với dệt may, có các loại mặt hàng như xơ, sợi, vải, chỉ may, khóa kéo. Da giày có các mặt hàng như vải giả da, da thuộc, đế giày, keo dán giày, khoen, móc… Điện, điện tử có các mặt hàng như dây cáp điện, cánh tản nhiệt dùng trong bình biến thế… Cơ khí chế tạo có khuôn vỏ xe các loại, vít tải, khuôn mẫu in, thiết bị chế biến củ mì…

Triển khai thực hiện Nghị định số 111 ngày 3.11.2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, UBND tỉnh Tây Ninh đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp xác nhận ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Sở Công thương chủ trì, phối hợp xác nhận ưu đãi đối với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tính đến cuối tháng 2.2018, tỉnh có 2 dự án đầu tư đã được Bộ Công thương cấp giấy xác nhận ưu đãi. Cụ thể: Nhà máy sản xuất sợi tơ tổng hợp POY, DTY, FDY do Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ làm chủ đầu tư; địa điểm thực hiện dự án tại Khu công nghiệp Trảng Bàng; mục tiêu hoạt động là sản xuất sợi tơ tổng hợp quy mô 40.300 tấn/năm; tổng vốn đầu tư 1.757 tỷ đồng. Dự án Nhà máy sợi, vải màu Lu Thai (Việt Nam) do công ty Luthai Textile CO., LTD làm chủ đầu tư; địa điểm thực hiện dự án ở Khu công nghiệp Phước Đông; mục tiêu sản xuất sợi quy mô 11.500 tấn/năm, sản xuất vải màu quy mô 30.000.000 mét/năm; tổng vốn đầu tư 4.276,88 đồng.

Qua thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 111 ngày 3.11.2015 của Chính phủ và Thông tư số 55 ngày 30.12.2015 của Bộ Công thương, việc phối hợp giữa Bộ Công thương, địa phương, các đơn vị có liên quan và doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ khá thuận lợi; các thủ tục theo quy định đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 111/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi, cơ quan có thẩm quyền của địa phương xác nhận ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các trường hợp còn lại sẽ thực hiện thủ tục tại Bộ Công thương.

Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác cải cách hành chính, UBND tỉnh Tây Ninh đã đề xuất Bộ Công thương giao nhiệm vụ xác nhận ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương và báo cáo Bộ Công thương theo nhiệm vụ được giao.

Đối với việc chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp, cần thông tin rõ tên tổ chức được phép hoạt động chứng nhận và đăng tải thông tin các tổ chức trên lên cổng thông tin Bộ Công thương để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các nhân có nhu cầu xác nhận tham khảo.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định số 111 ngày 3.11.2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, ngày 4.4.2018, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 – 2020. Tổng kinh phí để thực hiện kế hoạch là 5.378 triệu đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 3.655 triệu đồng, nguồn vốn khác 1.723 triệu đồng.

GIANG HÀ

Tin cùng chuyên mục