Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò
Thứ tư: 00:36 ngày 22/09/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Khẩn trương cung cấp hoá chất sát trùng, vaccine cho các địa phương còn thiếu. Ðồng thời, tổ chức đấu thầu mua vaccine, kịp thời cung cấp cho các huyện, thị xã, thành phố để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh.

Tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục cho bò.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ ngày 7.7 đến 14.9, dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (VDNC) xảy ra tại 3.113 hộ thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố, làm 5.838 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có 832 con bò chết do bệnh và 2.482 con được điều trị khỏi bệnh; đang điều trị là 2.524 con.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng được 48.958 liều vaccine phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò của tỉnh. Trong đó có 34.272 liều từ nguồn ngân sách tỉnh tiêm phòng cho các nông hộ có tổng đàn chăn nuôi dưới 16 con, 12.986 liều do các trang trại chăn nuôi tự mua và thực hiện tiêm phòng, 1.700 liều do Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk hỗ trợ.

Hiện tỉnh tổ chức triển khai tiêm 8.928 liều vaccine phòng bệnh cho đàn trâu, bò nông hộ (dưới 16 con) và tiếp tục vận động các trang trại, hộ chăn nuôi tự tiêm phòng để bảo vệ cho đàn gia súc của mình.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 3 đợt vệ sinh, tiêu độc khử trùng và tiêu diệt côn trùng nhằm làm giảm số lượng mầm bệnh trong môi trường và quần thể vật nuôi.

Ðể kịp thời tiêm phòng khống chế bao vây ổ dịch, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan, ngày 15.9. UBND tỉnh tổ chức cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến chủ trì, nghe báo cáo công tác phòng, chống dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò trong tỉnh.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến yêu cầu Sở NN&PTNT tiếp tục cập nhật số liệu về tổng đàn trâu, bò và số hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; số trâu, bò đã được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng vaccine phòng bệnh VDNC; số trâu, bò nhiễm bệnh đang điều trị, khỏi bệnh; số trâu, bò chết, tiêu huỷ (số con và tổng trọng lượng).

Ðánh giá những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và đề xuất tham mưu UBND tỉnh báo cáo gửi các bộ, ngành liên quan đề nghị hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và chăm sóc, điều trị trâu, bò bị nhiễm bệnh; các định mức, kinh phí hỗ trợ tiêu huỷ, công tác phòng, chống dịch...

Khẩn trương cung cấp hoá chất sát trùng, vaccine cho các địa phương còn thiếu. Ðồng thời, tổ chức đấu thầu mua vaccine, kịp thời cung cấp cho các huyện, thị xã, thành phố để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp tục theo dõi và thường xuyên báo cáo đầy đủ, chính xác về diễn biến, tình hình dịch bệnh, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng; triển khai hỗ trợ hoá chất theo quy định cho các địa phương để tổ chức phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc.

Trong trường hợp cơ quan thú y không thể đến cơ sở để chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm bệnh động vật, có thể áp dụng công nghệ hình ảnh để kiểm tra triệu chứng lâm sàng điển hình của động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; hướng dẫn từ xa để thú y cơ sở hoặc chủ vật nuôi tự thực hiện việc lấy mẫu và gửi phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh.

Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học, khuyến cáo người dân không được chủ quan, cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn vật nuôi.

Ðối với các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát lại số liệu tổng đàn trâu, bò chăn nuôi trên địa bàn quản lý bao gồm chăn nuôi trang trại, nông hộ làm cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống; lập hồ sơ đầy đủ theo quy định để làm cơ sở hỗ trợ cho người dân có trâu, bò chết vì dịch bệnh viêm da nổi cục.

Bò chết vì bệnh viêm da nổi cục được tiêu huỷ đúng quy định.

Tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh VDNC trên trâu, bò với phương châm “chống dịch như chống giặc” tại các huyện có tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh, chết cao (Châu Thành, Bến Cầu); bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định và chỉ đạo của ngành Y tế.

Tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng thú y triển khai phòng, chống dịch, điều trị bệnh động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật theo quy định của Luật Thú y trong tình hình giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Các xã, phường, thị trấn tuyên truyền để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh VDNC, các biện pháp phòng, chống và phối hợp với cơ quan thú y tổ chức giám sát tình hình sức khoẻ của đàn trâu, bò trên địa bàn; kịp thời phát hiện xử lý sớm dịch bệnh.

Ðẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vaccine VDNC cho đàn trâu, bò trên địa bàn, quản lý chặt chẽ công tác tiêm phòng đúng đối tượng, đúng quy định. Ðồng thời, vận động các chủ hộ, trang trại chủ động, tự tổ chức tiêm vaccine để phòng, ngừa dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia súc không bảo đảm an toàn, làm lây lan dịch bệnh.

Chủ động bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân có trâu, bò bị tiêu huỷ do nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh VDNC, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Bố trí quỹ đất bảo đảm về khoảng cách, cách ly đối với các khu dân cư, trường học... để tiêu huỷ trâu, bò chết do bệnh dịch; thực hiện việc chôn lấp theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nguyên An

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tính đến hết ngày 20.9, dịch viêm da nổi cục đã xuất hiện trên địa bàn 92 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh, với hơn 6.954 con bò của 3.633 hộ chăn nuôi bị mắc bệnh, trong đó có 1.082 con đã chết và bị tiêu huỷ với trọng lượng 148.857kg.

Ðến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng bao vây đàn trâu, bò ở các khu vực xảy ra bệnh và một số khu vực có nguy cơ cao, đến nay, đã tiêm phòng được 48.958 liều vaccine viêm da nổi cục và cung ứng 6.500 liều vaccine dịch vụ cho các trang trại.

Tin cùng chuyên mục