Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Để chế tạo thêm tên lửa cho Ukraine, Mỹ dựa vào một đồng minh ở cách xa 16.000 km
Chủ nhật: 08:54 ngày 17/03/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách phát triển nhiều dây chuyền sản xuất trên khắp các quốc gia đồng minh để sản xuất các loại vũ khí quan trọng, mặc dù điều đó không hề dễ dàng.

 Mỹ đang tìm cách phát triển nhiều dây chuyền sản xuất vũ khí trên khắp các quốc gia đồng minh. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại một căn cứ quân sự của Australia ở ngoại ô Sydney, một công trình nhà kho sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm cung cấp đạn pháo cho Ukraine cũng như trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm là Trung Quốc và Nga, theo tờ Wall Street Journal ngày 15/3.

Cụ thể, các quan chức hai nước có kế hoạch biến nhà kho trên thành nhà máy đầu tiên bên ngoài nước Mỹ để giúp chế tạo loại tên lửa đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine: Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường của tập đoàn Lockheed Martin, hay GMLRS. Mỹ đã gửi cho Ukraine hàng nghìn tên lửa loại này, được bắn từ các hệ thống HIMARS.

Việc tiêu thụ lượng lớn đạn dược ở Ukraine và Trung Đông - từ tên lửa đến đạn pháo - đã làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu và bổ sung kho dự trữ đã cạn kiệt của cơ sở công nghiệp Mỹ. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách phát triển nhiều dây chuyền sản xuất trên khắp các quốc gia đồng minh để sản xuất các loại vũ khí quan trọng, mặc dù điều đó không hề dễ dàng.

Tờ Wall Street Journal đưa tin hồi đầu năm nay rằng sáng kiến ​​cung cấp thêm đạn pháo cho Ukraine bằng cách đề nghị Nhật Bản gửi chúng sang Anh đã bị đình trệ. Các nhà sản xuất châu Âu cho biết họ cần các đơn đặt hàng dài hạn hơn từ chính phủ để giúp họ tự tin mở rộng công suất.

Tại Australia, nỗ lực chuyển đổi nhà kho trên đưa ra cái nhìn về chiến lược vũ khí của Mỹ có thể diễn ra như thế nào trên khắp thế giới - cũng như những khó khăn mà Mỹ và các đồng minh phải đối mặt trong việc tăng cường sản xuất đạn dược. Lockheed Martin và Australia sẽ cần xây dựng chuỗi cung ứng mới, đào tạo công nhân mới và tạo điều kiện chia sẻ công nghệ với Mỹ.

Các quan chức Mỹ cho biết họ hài lòng với động lực và nỗ lực của Australia, lưu ý nước này gần đây đã nhanh chóng tiến tới sản xuất các loại đạn pháo rất cần thiết và đang tham gia phát triển Tên lửa tấn công chính xác, hay PrSM, loại tên lửa này cũng có thể được bắn từ HIMARS và có tầm bắn xa hơn.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Jurgensen nêu rõ: “Trước thách thức ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với các đối thủ ngang tầm, các loại đạn dược chính xác như GMLRS và PrSM ngày càng trở nên quan trọng. Điều bắt buộc là chúng tôi phải có dây chuyền sản xuất tốt để cung cấp chúng trên quy mô lớn”.

Kế hoạch của Mỹ cũng cho phép Lockheed Martin, công ty hiện đang sản xuất GMLRS tại một nhà máy ở Camden, Ark., thuê 6 kỹ sư người Australia và đưa họ vào cơ sở đó để tìm hiểu về quy trình sản xuất. Lockheed Martin sẽ vận chuyển các bộ phận bán lắp ráp của tên lửa từ Mỹ đến Australia, nơi chúng sẽ trải qua quá trình lắp ráp cuối cùng tại dây chuyền sản xuất mới ở máy máy trên.

Các quan chức Australia cho biết lô đầu tiên gồm khoảng chục tên lửa GMLRS do Australia lắp ráp sẽ được bắn thử vào cuối năm sau. Đến cuối thập kỷ này, Australia đặt mục tiêu sản xuất hàng nghìn tên lửa mỗi năm.

“Chúng tôi không chỉ tạo ra 300 GMLRS mỗi năm, chúng tôi cần sản xuất 3.000 GMLRS mỗi năm”, Tướng Không quân Leon Phillips được giao nhiệm vụ giám sát các nỗ lực sản xuất tên lửa của Australia phát biểu tại văn phòng trong trụ sở Bộ Quốc phòng nước này tại thủ đô Canberra.

Mặc dù GMLRS ban đầu sẽ được lắp ráp từ các linh kiện nhập khẩu nhưng sau đó Australia muốn tập trung vào sản xuất các bộ phận tên lửa quan trọng trong nước, bao gồm động cơ tên lửa và đầu đạn. Tại một thời điểm nào đó, các loại tên lửa khác ngoài GMLRS có thể được sản xuất.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm công nhân lành nghề có thể là một thách thức vì Australia đang thiếu kỹ sư. Các quy định xuất khẩu trước đây đã cản trở một số hợp tác quốc phòng và việc phát triển chuỗi cung ứng mới có thể gặp thách thức khi một số hệ thống nhất định như động cơ tên lửa đang bị thiếu hụt.

Lockheed Martin đang tăng cường sản xuất GMLRS tại nhà máy Camden lên 14.000 từ 10.000 quả tên lửa/năm, nhưng ngay cả ở đó cũng khó thuê thêm công nhân. Các đơn đặt hàng tồn đọng của công ty trong lĩnh vực tên lửa, bao gồm GMLRS, đã tăng gần 20% trong những năm gần đây, lên hơn 32 tỷ USD.

Nguồn Báo Tin tức (Theo WSJ)

Tin cùng chuyên mục