Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Đề nghị giảm tiết dạy đối với giáo viên phổ thông
Thứ tư: 17:02 ngày 07/08/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trên cơ sở đóng góp ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên trong tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tham mưu UBND tỉnh Tây Ninh đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên.

Giáo viên phổ thông làm nhiệm vụ tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Nhiều vấn đề cần xem xét

Thực hiện Công văn số 3124/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25.6.2024 của Bộ GD&ĐT về việc góp ý dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học, UBND tỉnh Tây Ninh nhìn nhận, giáo viên phải đối mặt với khối lượng công việc lớn- gồm giảng dạy, soạn bài, chấm bài, tham gia các hoạt động ngoại khoá và quản lý học sinh- có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Việc phải hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách, báo cáo cũng chiếm nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Trong khi đó, mức lương của giáo viên thường không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống gia đình, gây khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người có năng lực.

Bên cạnh đó, các chế độ phụ cấp, thưởng và phúc lợi còn nhiều bất cập, chưa đủ để khuyến khích giáo viên giỏi, có năng lực cống hiến. Các quy định, chính sách liên quan đến chế độ làm việc của giáo viên được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, đôi khi còn chồng chéo, thay đổi liên tục, gây khó khăn trong việc nắm bắt và thực hiện.

Theo khoản a, b, Điều 3 Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT, chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác Công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có quy định “giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 3 giờ dạy/tuần/giáo viên, giáo viên làm uỷ viên ban chấp hành công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 1 giờ dạy/tuần/giáo viên”. Số giờ được giảm như trên chưa phù hợp, vì công việc của một chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch công đoàn cũng như uỷ viên ban chấp hành kiêm nhiệm ở trường phổ thông rất nhiều. Trong một năm, họ phải tổ chức quá nhiều hoạt động cho giáo viên ở trường, tham gia nhiều hoạt động của công đoàn cấp trên, chưa kể nhiều loại báo cáo cũng như hồ sơ phải thực hiện trong năm.

Có thể nói, công việc của công đoàn là quá tải. So với giáo viên chủ nhiệm (4 tiết/tuần), tổ trưởng chuyên môn (3 tiết/tuần) thì không công bằng, còn xem nhẹ vai trò của công đoàn. Chính vì thế, khi nói đến việc phải kiêm nhiệm công tác công đoàn thì ai cũng e ngại. Từ thực tế đó, nên tăng chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên làm chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách- giảm từ 3 giờ dạy/tuần/giáo viên lên 6 giờ dạy/tuần/giáo viên; phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm từ 3 giờ dạy/tuần/giáo viên lên 4 giờ dạy/tuần/giáo viên; uỷ viên ban chấp hành công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm từ 1 giờ dạy/tuần/giáo viên lên 2 giờ dạy/tuần/giáo viên.

Tại khoản 2, Điều 7 của dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông vẫn quy định hiệu trưởng 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng 4 tiết/tuần. Dự thảo thông tư dự kiến tăng định mức tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mỗi vị trí 2 tiết (hiệu trưởng 4 tiết/tuần, phó hiệu trưởng 6 tiết/tuần). Đề nghị giữ nguyên định mức cũ hiệu trưởng 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng 4 tiết/tuần. Lý do là, hiện nay công việc hành chính của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng quá nhiều do các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức khác đưa nhiều nội dung phối hợp, tích hợp, các cuộc thi… vào trường học, tạo áp lực khá lớn cho các trường học hiện nay.

Dự thảo quy định “trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy vượt quá không lớn hơn 25% định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần”. Về quy định này, UBND tỉnh đề nghị: “Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy không vượt quá 35% định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần”.

Đối vi quy định 37 tun dành cho vic ging dy các ni dung giáo dc trong chương trình giáo dc ph thông, bao gm 35 tun thc dy và 2 tun d phòng (dành cho vic hoàn thin các ni dung giáo dc trong Chương trình giáo dc ph thông và thc hin các nhim v chuyên môn khác)”, nội dung này cần điều chỉnh, bổ sung theo hướng “37 tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm 35 tuần thực dạy và 2 tuần dự phòng (dành cho việc hoàn thiện các nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, bao gồm việc dạy bù cho các ngày nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định ở điểm c, khoản 3 của Điều 5)” của dự thảo.

Giáo viên phổ thông làm nhiệm vụ tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Còn nhiều ý kiến trái chiều

Dự thảo thông tư chế độ làm việc của giáo viên phổ thông sẽ lấy ý kiến đến giữa tháng 8.2024. Hiện nay, trên các diễn đàn của ngành Giáo dục, có rất nhiều ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục đóng góp ý kiến. Trong đó, nhiều ý kiến bình luận, quy định giáo viên THCS dạy nhiều hơn giáo viên THPT hai tiết mỗi tuần là không hợp lý nhưng cũng có ý kiến ngược lại, cho rằng quy định như trên không có gì bất hợp lý.

Đối vi định mc tiết dy, giáo viên trường tiu hc là 23 tiết, giáo viên trung hc cơ s 19 tiết, giáo viên trường trung hc ph thông là 17 tiết, Tây Ninh kiến ngh: giáo viên trường tiu hc là 21 tiết, giáo viên trường trung hc cơ s 17 tiết, giáo viên trường trung hc ph thông là 17 tiết. Trước khi dy cp THCS, tôi cũng đã dy cp THPT nhiu năm. Vic kiến thc ca cp THPT nng hơn kiến thc cp THCS là đương nhiên, không có gì bàn cãi. Nhưng, kiến thc yêu cu cao hơn không có nghĩa là người thy làm vic vt v hơn, vì kiến thc ph thông y không phi quá tm vi mt giáo viên đã đào to chuyên sâu mt chuyên ngành trong 4 năm hc đại hc. Vì vy, càng dy kiến thc chuyên sâu hơn cp THPT càng giúp cho thy cô cp hc này phát huy kh năng ca mình và được truyn đạt cho hc sinh hết nhng điu mà bn thân đã được trang b trong quá trình đào to trường đại hc- mt giáo viên tng dy c hai cp hc phát biu trên mt t báo.

Nhiều ý kiến trong ngành đánh giá, dạy cấp THCS áp lực hằng ngày lớn hơn cấp THPT. Áp lực ở đây nằm ở ngoài chuyên môn- điều giáo viên THPT không hoặc ít gặp phải.

Học sinh THCS được đánh giá là lứa tuổi “ẩm ương” nhất, điều này những thầy cô học sư phạm đã được học về tâm lý lứa tuổi sẽ rõ hơn ai hết. Học sinh năm lớp 7, lớp 8 đang trong giai đoạn tuổi dậy thì cũng như hình thành nhân cách. Nhiều em “nổi loạn” để thể hiện bản thân. Lúc này, giáo viên không chỉ đơn thuần vào lớp để dạy, mà còn phải “dỗ”, uốn nắn các em. Trong khi ở cấp THPT, các em đã trưởng thành hơn, hành vi và tâm lý ổn định hơn, phát ngôn cũng chuẩn mực hơn rất nhiều so với cấp THCS. THPT là cấp học định hướng nghề nghiệp nên phần nhiều học sinh đều tập trung cho việc học.

Giáo viên THCS ở những vùng khó khăn còn thường xuyên phải đi vận động học sinh bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học tiếp tục đến trường; trong khi giáo viên THPT hầu như không phải làm việc này. Số tiết tối đa ở cấp THPT là 105 tiết/năm/môn/lớp nhưng THCS có nhiều môn lên đến 140 tiết/năm học. Chưa kể, chương trình 2006, môn Ngữ văn lớp 9 có 175 tiết/năm/lớp.

Từ thực tế công việc, chương trình giáo dục, văn bằng đào tạo, nhiều ý kiến đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét giảm tiết dạy đối với cấp tiểu học và THCS, còn cấp THPT giữ nguyên. Vấn đề ở chỗ, nếu giảm định mức tiết dạy, nhà trường cần được bổ sung giáo viên hoặc nếu không tuyển được giáo viên, phải tính toán để có nguồn tài chính trả tiền thừa giờ đối với những giáo viên dạy vượt định mức.

Việt Đông

Tin cùng chuyên mục