Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Đề xuất CSGT được truy đuổi người vi phạm, áp dụng với trường hợp nào?
Thứ tư: 08:17 ngày 29/05/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Liên quan đến đề xuất CSGT được truy đuổi người vi phạm nếu bỏ chạy, một số ý kiến cho rằng, quy định này là cần thiết nhưng phải rõ các tình huống áp dụng để đảm bảo an toàn.

Tài xế vi phạm bất tuân lệnh dừng xe của CSGT

20h22 tối 24/5, tài xế Đinh Ngọc Hai (34 tuổi, trú tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) điều khiển xe máy mang BKS 34B2- 106.XX trên đường Trần Phú (thị trấn Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Khi thấy tổ CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn, tài xế Đinh Ngọc Hai không chấp hành, tiếp tục điều khiển xe lao thẳng vào tổ công tác, làm Thượng úy Trần Văn Đoàn ngã ra đường, bị thương. 

Qua kiểm tra, tài xế Đinh Ngọc Hai vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,605 mg/L khí thở. Đây là mức vi phạm rất cao, cao gấp 1,5 lần mức tối đa được quy định tại Nghị định 100.

Trước đó, vào ngày 1/4, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Việt Cường (19 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội) để điều tra về hành vi Chống người thi hành công vụ.

Tài xế Nguyễn Việt Cường bị Công an huyện Thanh Trì tạm giữ hình sự. Ảnh: CACC

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, khoảng 13h cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát của Công an huyện Thanh Trì làm nhiệm vụ trên đường Ngũ Hiệp (thôn Tương Chúc, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) thì phát hiện ô tô mang biển kiểm soát 29A-450.00 có biểu hiện nghi vấn nên dừng xe kiểm tra nồng độ cồn.

Khi Thượng úy Ngô Việt Anh yêu cầu tài xế hạ kính để kiểm tra, bất ngờ lái xe tăng ga lao vào tổ công tác và hất Đại úy Đình Văn Ngọc lên nắp capo rồi tiếp tục bỏ chạy.

Quá trình lái xe bỏ chạy, tài xế điều khiển xe lạng lách, đánh võng. Di chuyển được khoảng 200m thì Đại úy Đình Văn Ngọc bị văng ngã xuống đất, còn tài xế Cường tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy. Cú đâm đã làm Đại úy Đình Văn Ngọc bị thương ở khuỷu tay trái, đầu gối phải, chấn thương phần mềm.

Đến 17h30 cùng ngày, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã bắt được đối tượng Nguyễn Việt Cường. Đáng nói, cơ quan chức năng xác định Nguyễn Việt Cường có kết quả dương tính với ma túy. Chưa hết, Cường đã có một tiền án về tội Gây rối trật tự công cộng vào năm 2022 và bị xử 20 tháng tù treo, 48 tháng thử thách.

Thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 51 vụ chống đối CSGT. Các vụ chống đối người thi hành công vụ làm 21 cán bộ, chiến sĩ bị thương. So sánh với cùng kỳ đã tăng 30 vụ, so với quý 4 năm 2023 tăng 19 vụ.

Cần thiết có biện pháp truy đuổi, ngăn chặn người vi phạm bỏ chạy?

Trước thực trạng trên, tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an đề xuất việc ngăn chặn các hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, chống người thi hành công vụ.

Bộ Công an đề xuất ngăn chặn các hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Ảnh: Đình Hiếu

Trong đó, lực lượng thi hành công vụ sẽ giải thích cho người vi phạm biết rõ về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi chống người thi hành công vụ; quyền và trách nhiệm của người vi phạm; thuyết phục, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ, tùy theo tình huống, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm và phòng vệ chính đáng.

Dự thảo cũng đề xuất trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng phương tiện và bỏ chạy thì người thi hành công vụ được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Bên cạnh việc xử phạt "nóng", CSGT đã áp dụng hình thức ghi hình, phạt nguội. Ảnh: Đình Hiếu

Liên quan đến đề xuất này, một cán bộ CSGT tại tỉnh Tuyên Quang cho biết, việc có biện pháp truy đuổi, ngăn chặn các tài xế bất tuân hiệu lệnh dừng xe, bỏ chạy là cần thiết, tăng tính răn đe.

"Trên thực tế khi làm nhiệm vụ trên đường, có trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 2,5 lần mức vi phạm tối đa nhưng khi lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng xe thì cố tình bỏ chạy. Nếu CSGT không quyết liệt ngăn chặn thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông", vị cán bộ CSGT dẫn chứng.

Cũng theo vị cán bộ CSGT này, quá trình truy đuổi các tài xế cố tình bỏ chạy, lực lượng chức năng cũng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để thuyết phục tài xế chấp hành, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và lực lượng làm nhiệm vụ.

Nguồn vietnamnet

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục