Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Điểm sáng kinh tế châu Á
Thứ ba: 18:52 ngày 01/01/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đánh giá về bức tranh kinh tế Việt Nam năm vừa qua, truyền thông quốc tế nhận định, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế khu vực châu Á.

Chủ đề chính trong nhiều bài viết và thông tin về Việt Nam trên báo chí quốc tế là sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, dòng vốn đầu tư nước ngoài, sự phát triển của các công nghệ ứng dụng.

Dẫn số liệu tăng trưởng kinh tế năm 2018 của Việt Nam đạt gần 7,1%, hãng tin tài chính Bloomberg cho rằng chỉ số này được hỗ trợ từ nhu cầu nội địa ổn định, hoạt động gia tăng xuất khẩu, sản xuất và đầu tư nước ngoài. Khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, Việt Nam đã tận dụng nguồn lực sẵn có để củng cố lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao như  điện thoại, máy tính, máy ảnh, hàng điện tử và linh kiện.

Theo Bloomberg, có nhiều yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, trong đó phải kể đến chi phí sản xuất giá rẻ.

Cùng nhận định với Bloomberg, tạp chí Forbes cũng cho rằng, Việt Nam có thể được hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo Forbes, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á.  Nhiều công ty đa quốc gia muốn tìm đến Việt Nam để có thể xuất khẩu hàng hóa được miễn giảm thuế.

Điểm mấu chốt trong câu chuyện tăng trưởng kinh tế Việt Nam là kế hoạch của chính phủ về cổ phần hóa hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, đơn giản hóa các quy định đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Động thái này thu hút một loạt khoản đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Đề cập đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực, trang tin EastAsia Forum nhận định, Việt Nam có thể khai khác được lợi ích từ CPTPP.

Với hiệp định này, mức thuế suất thuế nhập khẩu bình quân áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường của 11 nước trong Hiệp định sẽ giảm từ 1,7% xuống 0,2%.

Với CPTPP, xuất khẩu tăng dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, may mặc, hóa chất, sản phẩm da và nhựa; phương tiện vận tải… Nếu tận dụng được CPTPP, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng 1,1% GDP vào năm 2030.

Cũng đề cập về CPTPP, bà Wendy Cutler, Phó Chủ tịch Viện Asia Society có trụ sở tại thành phố New York, Mỹ, cho rằng là 1 trong 6 quốc gia đầu tiên ký kết tham gia hiệp định này, Việt Nam có thể khai khác được tối đa những lợi ích mà CPTPP đem lại. Để Việt Nam có thể tận dụng tối đa các lợi thế của mình, có lẽ sẽ cần sự ủng hộ của hệ thống chính trị, cũng như sự đồng sức đồng lòng của tất cả các thành phần kinh tế.

Tuy có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng để thực hiện thành công mục tiêu trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao, giới chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần ưu tiên thực hiện một số giải pháp, trong đó có việc thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển từ số lượng sang chất lượng cũng như cần ưu tiên đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nguồn SGGPO

Tin cùng chuyên mục