Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024: Xây dựng môi trường văn hoá báo chí
Thứ bảy: 22:28 ngày 16/03/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chiều 15.3, trong khuôn khổ Chương trình Hội Báo toàn quốc năm 2024, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức toạ đàm với chủ đề “Xây dựng môi trường văn hoá báo chí”.

Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu tại buổi toạ đàm.

Tại buổi toạ đàm, ý kiến các đại biểu cho rằng, để xây dựng môi trường văn hoá báo chí cần xây dựng mỗi cơ quan báo chí là một môi trường văn hoá, đặc biệt là vai trò nêu gương của người đứng đầu. 

Ông Nguyễn Tiến Thanh- Tổng Biên tập tạp chí Đời sống và Pháp luật cho rằng, việc xây dựng văn hoá trong môi trường báo chí có nhiều nguyên nhân, nhưng gốc rễ vẫn là do báo chí hiện nay đã thay đổi theo xã hội; sản phẩm báo chí cũng thay đổi nhiều hơn so với trước.

Theo ông, tính gương mẫu của người đứng đầu rất quan trọng trong việc xây dựng văn hoá báo chí bền vững. Các cơ quan báo chí cần chú trọng đến các vấn đề thiết thực liên quan đến quy trình, công tác xuất bản của toà soạn; đời sống của các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên. Việc xây dựng môi trường văn hoá báo chí cần tương ứng với thị trường, phù hợp với thời cuộc và đáp ứng được các nhu cầu thông tin của bạn đọc.

Ông Đào Xuân Hưng- Tổng Biên tập tạp chí Tài nguyên và Môi trường cho rằng, một nhà báo đúng nghĩa phải hội tụ đầy đủ các yếu tố, trong đó có trình độ học vấn nói chung và chuyên ngành nói riêng; song song với đó là có tri thức hiểu biết đúng đắn về văn hoá. Có văn hoá thì mới định hướng và hình thành cho mình một phương cách làm việc, hành động đúng theo tôn chỉ mục đích.

Theo nhà báo Nguyễn Đức Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, báo chí cách mạng Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, văn hoá tốt đẹp, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân; bù đắp nền tảng tinh thần xã hội, những thay đổi lớn cho môi trường kinh tế-xã hội, tạo ra động lực, điều kiện thuận lợi để báo chí phát huy theo hướng rộng mở, tốt đẹp hơn.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận "Xây dựng môi trường văn hoá báo chí".

Trong xã hội hiện nay, báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt của văn hoá, tác phẩm báo chí là sản phẩm văn hoá tinh thần phổ biến nhất; báo chí là tấm gương phản chiếu văn hoá cộng đồng, tích cực quảng bá, góp phần phát triển các loại hình văn hoá khác.

Tuy nhiên, theo nhà báo Nguyễn Đức Lợi, hiện nay nổi lên hiện tượng xa rời tôn chỉ, mục đích, thờ ơ với công chúng, bạn đọc của mình để tìm đến các thị hiếu tầm thường, sản xuất nội dung chủ yếu nhằm tăng số lượng truy cập.

Đối với người làm báo, tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sách nhiễu cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí doạ nạt, tống tiền, vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.

Nhiều người làm báo thiếu bản lĩnh chính trị, văn hoá, suy thoái về đạo đức, chỉ đơn thuần coi báo chí là phương tiện kiếm sống.

Nguyễn Thế

Tin cùng chuyên mục