PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đối thoại Shangri-La: Mỹ, Trung Quốc nói gì về biển Đông?
Thứ hai: 09:27 ngày 03/06/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đại diện Trung Quốc tại một hội nghị an ninh khu vực nói các nước “ngoài khu vực” đến biển Đông “khoe cơ bắp” rồi sau đó bỏ đi, để lại “một đống hỗn độn phía sau”. Những nước đó “buộc Trung Quốc phải xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo tranh chấp”. Trong khi đó, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói với cử tọa dự Đối thoại Shangri-La rằng, Mỹ sẽ không “rón rén” trước những hành vi của Trung Quốc tại châu Á.


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La ảnh: Reuters

Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hôm qua nói mặc dù nói một cuộc chiến tranh với Mỹ là “thảm họa” nhưng vẫn cảnh báo Washington chớ can dự vào các tranh chấp an ninh về vấn đề Đài Loan và biển Đông.

Phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-La tại Singapore, tướng Ngụy nói Trung Quốc sẽ “đánh đến cùng” nếu có ai can dự vào mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan, theo Reuters.

Ông Shanahan không nêu hẳn tên Trung Quốc khi cáo buộc “các nhân tố” gây bất ổn khu vực. “Có lẽ mối đe doạ lâu dài lớn nhất đối với những lợi ích quan trọng của các quốc gia trên khắp khu vực xuất phát từ những nhân tố tìm cách làm suy yếu, thay vì duy trì, trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền”, ông Shanahan nói trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên kể từ khi đảm trách vị trí quyền bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 1 năm nay.

“Nếu những xu hướng hành xử như vậy vẫn tiếp tục, các cấu trúc nhân tạo ở nơi phục vụ lợi ích toàn cầu có thể trở thành trạm thu phí, chủ quyền có thể trở thành quyền của nước mạnh”, ông Shanahan nói về các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trên biển Đông tranh chấp, nơi Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu hết khu vực một cách phi lý.

Bài diễn văn của ông Shanahan dù chỉ trích Trung Quốc vẫn có giọng điệu ôn hòa. Tướng Ngụy thì khác. Ông sử dụng lời lẽ mạnh mẽ, đao to búa lớn nhằm vào Mỹ khi đề cập cuộc chiến thương mại, vấn đề Đài Loan và căng thẳng trên biển Đông. “Trung Quốc chưa từng gây chiến hay xung đột, cướp đất hay xâm lăng nước khác”, bộ trưởng Ngụy, quan chức Trung Quốc cao cấp nhất tham dự Shangri-La từ trước đến nay. Trung Quốc chưa từng “ăn thịt” nước khác. Nhưng chúng tôi không để bị nước khác bắt nạt hay chia cắt”, CNN dẫn lời tướng Ngụy.

Ai đang đe dọa an ninh ở biển Ðông?

Theo quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tình hình căng thẳng trên biển Đông chủ yếu là vì sự đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington.

“Ai đang đe dọa an ninh và ổn định ở biển Nam Trung Hoa (cách người Trung Quốc gọi biển Đông-PV)”, ông Ngụy đặt câu hỏi và tự trả lời rằng đó là  các nước ngoài khu vực “đến khoe cơ bắp” rồi sau đó bỏ đi, để lại “một đống hỗn độn phía sau”. Những nước đó buộc Trung Quốc phải xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo tranh chấp, theo lời ông Ngụy. “Trước các tàu chiến trang bị vũ khí tối tân và máy bay quân sự, làm sao chúng tôi không xây dựng hệ thống quốc phòng?”, bộ trưởng Ngụy nói.

“Xây dựng cơ sở trên lãnh thổ của mình không phải là quân sự hóa”, tướng Ngụy nói về các cáo buộc liên quan đến việc Trung Quốc đưa vũ khí ra biển Đông.

Theo Asia Times, về vấn đề biển Đông, Mỹ cáo buộc hành vi xây đảo nhân tạo, cải tạo đất là “nỗ lực củng cố quyền kiểm soát trong thực tế đối với các khu vực đang tranh chấp”, một văn bản của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, công bố hôm thứ Bảy vừa qua, nói.

Văn bản này nhắc lại cáo buộc của Mỹ rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bội ước trước lời hứa không quân sự hóa biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích nhưng đưa ra những bằng chứng rất mơ hồ, “có từ thời xa xưa” để chứng minh chủ quyền. Mỹ coi các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc đe dọa việc đi lại của tàu bè ở biển Đông.

Cũng tại Diễn đàn Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói tự do hàng hải là rất cần thiết và nước này ủng hộ các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ và đồng minh tại khu vực. “Không nước lớn nào có thể đơn phương thực thi kiểm soát các tuyến hải lộ quan trọng”, ông nói.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan.

…“Nhìn vào bức tranh toàn cảnh an ninh thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta thấy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và lợi ích chung của các nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức an ninh, những vấn đề phức tạp; trong đó có sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất là các nước lớn.

Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí địa - chiến lược ngày càng cao, sức hút ngày càng tăng thì sự cạnh tranh lợi ích chiến lược ngày càng quyết liệt hơn. Cạnh tranh diễn ra phức tạp với tầm mức cao hơn, cả toàn cầu và khu vực; mở rộng trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, tài nguyên, môi trường, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, không gian mạng; liên quan đến cả an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng; sự khác biệt về lợi ích chiến lược; sự không nhất quán giữa lời nói và hành động; còn hành xử theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, không thừa nhận và tôn trọng lợi ích chính đáng hợp pháp của các nước khác, cũng như lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”...

Trích phát biểu tại Đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch
(Nguồn: báo Quân đội nhân dân)

Nguồn TPO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục