Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng
Đột phá Nghị quyết 57 - Đưa Tây Ninh trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước
Thứ hai: 06:59 ngày 26/05/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Thời gian qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tây Ninh đã tập trung triển khai quyết liệt các nội dung nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết 57) rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của tỉnh nhà.

Người dân thực hiện cấp đổi căn cước tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Tây Ninh.

Với quan điểm “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định phát triển, là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”, thời gian qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tây Ninh đã tập trung triển khai quyết liệt các nội dung nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết 57) rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của tỉnh nhà.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ động xây dựng, ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 26.1.2021, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, điều này đã thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong đẩy mạnh khoa học và công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Nhiều đột phá về đổi mới tư duy

Ngày 22.12.2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết là kim chỉ nam cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới, có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết 57, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 315-CTr/TU, trong đó xác định 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm;

33 giải pháp, góp phần đưa Tây Ninh trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 837/KH-UBND, trong đó, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, phân công trách nhiệm rõ ràng, tiến độ cụ thể và tổ chức triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất; hoàn thiện thể chế, đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Hiện nay, tỉnh đang chủ trương tổ chức thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Xây dựng cơ sở dữ liệu về KHCN và đổi mới sáng tạo của tỉnh Tây Ninh” với mục tiêu tạo cơ sở dữ liệu tập trung của ngành khoa học và công nghệ tại tỉnh, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các sở, ngành tỉnh và tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) một cách đầy đủ và đồng bộ.

Đây được xem là mô hình thí điểm, từng bước mở rộng triển khai đến các ngành khác để tăng cường việc xây dựng dữ liệu, phù hợp với thực tiễn địa phương. Tỉnh đã làm việc và xúc tiến phối hợp với Tập đoàn YCH (Singapore) trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối với hệ thống giám sát EMC của Bộ KH&CN, đồng bộ các thông tin như thông tin chi tiết số hồ sơ tiếp nhận, hình thức nộp hồ sơ, tình trạng xử lý hồ sơ, giúp nắm được tình hình tiếp nhận hồ sơ của tỉnh.

Khẳng định vai trò then chốt

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức, tỉnh đặt mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường số và làm việc số hoá toàn diện, góp phần đưa Tây Ninh trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Trong đó, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành một trong các nhóm giải pháp đột phá, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu- Phó Giám đốc Sở KH&CN, Tây Ninh là địa phương có xuất phát điểm về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số còn thấp, nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra với một số kết quả đáng ghi nhận như: hạ tầng phục vụ chuyển đổi số ngày càng hoàn thiện và bảo đảm nhu cầu triển khai các nền tảng số dùng chung; hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn tỉnh, tích hợp vào Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) để phục vụ cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu; ứng dụng công dân số (Tây Ninh Smart) dùng chung cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tây Ninh là tỉnh đầu tiên ứng dụng giải pháp mini app của Zalo và được giới thiệu triển khai nhân rộng cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước; hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân và doanh nghiệp…

“Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã và đang đóng một vai trò quan trọng, then chốt trong việc cải thiện khả năng nắm bắt, dự báo, ứng phó với những thách thức từ bên trong và bên ngoài. Kết quả xếp hạng đánh giá về chuyển đổi số (DTI) của tỉnh tăng dần qua từng năm, từ hạng 46 lên hạng 33. Tây Ninh đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng về thành phố thông minh, giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam”- ông Nguyễn Trung Hiếu nói.

Đánh giá những thuận lợi sau sắp xếp, sáp nhập, tổ chức lại Sở Thông tin và Truyền thông với Sở KH&CN thành Sở KH&CN trong việc triển khai Nghị quyết 57, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết, chức năng quản lý nhà nước về KHCN được tổng hợp lại và phân bổ lại rõ ràng hơn, tránh chồng chéo, giúp bộ máy tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn.

Các nguồn lực về KHCN được quản lý tập trung và tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng, điều phối. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và sản xuất kinh doanh có mối liên kết, cơ chế điều phối thống nhất hơn; tạo điều kiện hình thành các đầu mối có đủ thẩm quyền, đủ lực để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cấp tỉnh, thành phố; dễ dàng triển khai các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhờ có cơ quan điều phối thống nhất.

Quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở trên môi trường số

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cũng đã được nhiều ngành, đơn vị, địa phương thực hiện tốt như Công Thương, Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng và Hoà Thành. Tuy nhiên, các đơn vị cũng chỉ ở mức thực hiện nổi trội hơn, chứ chưa có đơn vị điển hình cho việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số với những giải pháp tổng thể, công cụ hỗ trợ tự động, thông tin, xử lý dữ liệu lớn.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực tại địa phương theo tinh thần Nghị quyết 57, việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết. Mặc dù tỉnh đã chỉ đạo các ngành chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vẫn chưa đạt yêu cầu về cả số lượng và chất lượng, đòi hỏi địa phương phải tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực tương ứng với nhu cầu của các ngành nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Sở KH&CN, đến nay, tỉnh chưa có chính sách riêng đối với đội ngũ nhân lực KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chủ yếu lồng ghép thực hiện trong chính sách thu hút nguồn nhân lực chung của tỉnh, như: Nghị quyết số 47/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; hỗ trợ công chức, viên chức, nhân viên ngành Y tế tỉnh Tây Ninh; Đề án phát triển nguồn nhân lực khu vực công chất lượng cao giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030.

Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết thêm: “Sở đang tập trung nghiên cứu, học hỏi một số tỉnh để sớm tham mưu tỉnh ban hành các chính sách nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 57 đạt kết quả tốt nhất”.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường số và làm việc số hoá toàn diện, góp phần đưa Tây Ninh trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, tỉnh đề ra một số mục tiêu cụ thể: tăng cường liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững; chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực; chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và cùng phát triển hạ tầng số, tạo ra mạng lưới liên kết vùng mạnh mẽ; nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 40%; chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.

Bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm của địa phương cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển; chú trọng phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển hạ tầng số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ chuyển đổi số toàn diện; thúc đẩy chuyển dịch từ dịch vụ viễn thông sang dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); chú trọng thu hút đầu tư; nghiên cứu hình thành quỹ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, xây dựng các vườn ươm khởi nghiệp; quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; hoàn thành xây dựng kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu tỉnh, cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số.

Thống kê đến nay, tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến đạt 69,31%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến toàn trình 26,5%; tỷ lệ TTHC xử lý đúng hạn khoảng 92%; tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến khoảng 56%; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến là 76,23%; tỷ lệ số hoá hồ sơ TTHC, kết quả giải quyết TTHC đạt 73,89%; tỷ lệ sử dụng lại thông tin số hoá đạt 40,88%; tỷ lệ hài lòng trong giải quyết TTHC đạt 93,41%.

Tâm Giang

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh