Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dự thảo Luật Thư viện
Thứ bảy: 15:22 ngày 29/09/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Thư viện nhằm tạo cơ sở pháp lý nâng cao khả năng, phát huy đầy đủ các chức năng của thư viện trong bảo vệ quyền tiếp cận thông tin, lợi ích hưởng thụ văn hóa cơ bản và học tập suốt đời của công dân, nâng cao trình độ văn minh xã hội và nâng cao tố chất khoa học, văn hóa cho công dân, truyền bá tri thức nhân loại.

Description: http://baochinhphu.vn/Uploaded/phungthithuhuyen/2018_09_28/1478837347-AEh4dMuJ6K5n5AdJzvf0CxkpF5rmkKfW.jpg

Ảnh minh họa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001 (sau đây gọi là Pháp lệnh) đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của sự nghiệp thư viện Việt Nam.

Để triển khai thi hành Pháp lệnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật; các địa phương đã chủ động hướng dẫn triển khai Pháp lệnh trên địa bàn tạo khuôn khổ pháp lý giúp sự nghiệp thư viện phát triển, khẳng định vị thế, góp phần nâng cao dân trí và có nhiều tác động tích cực đối với kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau gần 18 năm thi hành, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập với hệ thống pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, đòi hỏi cần có Luật Thư viện để điều chỉnh; thực tiễn thi hành Pháp lệnh trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi đáng kể, đặt ra yêu cầu hành lang pháp lý phải tiếp tục hoàn thiện hơn.

Mặt khác việc triển khai các đề án, chiến lược xây dựng xã hội học tập, phát triển văn hóa đọc dẫn đến nhu cầu đọc trong người dân ngày càng cao, đặc biệt chất lượng nguồn thông tin, tư liệu cần tiếp cận của người dân cũng tăng nên các thiết chế thư viện cần được củng cố để tạo môi trường học tập ngoài nhà trường cho người dân, thực hiện tốt vai trò là trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, tri thức của người dân, góp phần nâng cao dân trí, “phát triển giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp”, “hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam” phục vụ phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Để khắc phục những vấn đề bất cập nêu trên, mở rộng điều chỉnh đối với những vấn đề mới phát sinh làm cơ sở để hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường pháp chế về thư viện, việc triển khai dự án Luật Thư viện là cần thiết và cấp bách, nhờ đó hệ thống khung pháp lý mới sẽ được thiết lập đảm bảo tính đồng bộ, góp phần nâng cao năng lực phục vụ của thư viện trong kỷ nguyên số.

Những nội dung sửa đổi của dự thảo Luật Thư viện so với Pháp lệnh

Về tổ chức và quản lý thư viện (Chương II): Dự thảo đa dạng hóa các loại hình thư viện nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy các nguồn lực, vốn tài liệu tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức.

Dự thảo bổ sung thư viện ngoài công lập bao gồm: thư viện của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện có yếu tố nước ngoài, ghi nhận các mô hình thư viện, tủ sách, phòng đọc sách ở cộng đồng dân cư, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ có phục vụ cộng đồng (Điều 8) (sau đây gọi là thư viện cơ sở) vào mạng lưới thư viện Việt Nam nhằm phát huy thế mạnh của các thư viện có tiềm năng, góp phần phát triển mạng lưới tại cơ sở, giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước.

Thư viện số được xác định như một xu thế phát triển tất yếu. Dự thảo đã xác định điều kiện thành lập thư viện số (Điều 9) và các quy định về xây dựng thư viện số và dịch vụ thư viện số (Điều 25) nhằm phát huy giá trị vốn tài liệu, tăng cường liên thông.

Điều kiện thành lập thư viện được quy định rõ ràng, cụ thể tránh việc thành lập thư viện tràn lan, thành lập xong không có khả năng duy trì được hoạt động (Điều 9). Bên cạnh đó, Dự thảo lược bỏ điều kiện về “có nguồn lực tài chính” để tạo điều kiện thông thoáng thu hút các thành phần tham gia xây dựng và phát triển thư viện, điều này cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của các thư viện tư nhân, thư viện cơ sở có phục vụ cộng đồng khi hoạt động, vốn tài liệu của thư viện được xác lập trên cơ sở thiện nguyện, tâm huyết của người thành lập, sự chia sẻ, đóng góp, tài trợ của cộng đồng, xã hội.

Dự thảo bổ sung quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện để làm cơ sở đầu tư, hỗ trợ kinh phí và hoàn thiện các dịch vụ thư viện (Điều 14).

Dự thảo đổi mới quy định về phân hạng và đánh giá tác động của thư viện góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của thư viện, từ đó làm căn cứ để Nhà nước, bộ, ngành, chính quyền địa phương xem xét có định hướng phát triển và có chính sách đầu tư ngân sách, nhân lực có trọng tâm, trọng điểm.

Phân hạng thư viện được áp dụng đối với thư viện công lập có tư cách pháp nhân, trên cơ sở tiêu chí luật định về chỉ số hoạt động thư viện (Điều 16) sẽ đảm bảo tính khách quan, khoa học, minh bạch. Phương thức xếp hạng được đổi mới góp phần kiện toàn và tăng cường công tác quản lý đối với thư viện, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của thư viện.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Nguồn baochinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh