Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Dùng Công Phượng hay không là dấu hỏi lớn cho HLV Mai Đức Chung khi dựng đội hình cho chuyến làm khách tại Campuchia. Bởi đơn giản, chân sút gốc Nghệ đang như quả chanh bị vắt lấy, vắt để.
Không phải Phí Minh Long, thấp thỏm là Công Phượng
Hai cái tên bị “soi” kỹ ở tuyển Việt Nam lúc này là thủ môn Phí Minh Long và Mạc Hồng Quân. Đối lập ở chỗ, Mạc Hồng Quân tự tin, đối mặt với chỉ trích bấy nhiêu, thì thủ môn Phí Minh Long lại tìm cách im lặng. Không tiếp xúc, giải thích hay phản ứng, thủ thành của Hà Nội FC tập trung vào bài tập.
Phí Minh Long bay nhảy dũng mãnh trên sân tập.
Chưa biết cách tiếp cận và đối mặt như vậy, Minh Long hay Mạc Hồng Quân là người thiệt thòi. Nhưng một thực tế trên sân tập cho thấy, Phí Minh Long dường như đã vượt qua được cú sốc. Phong độ của thủ thành này không tệ, và bằng chứng chính màn bay nhảy của Phí Minh Long trong buổi tập đầu.
Phí Minh Long đang thoát dần ra khỏi sự nặng nề, còn người đáng lo, gây ra nhiều thấp thỏm nhất chính là Công Phượng. Quả phạt đền “tìm chim” ở SEA Games 29 đã được xếp lại, thậm chí “tội đồ” như Phượng vẫn được ưu ái, ít khoét xoay nhất. Nhưng đủ tài để vượt qua cú sốc ấy hay không, chỉ có chân sút này đưa ra câu trả lời.
Công Phượng không có thời gian kịp buồn với thất bại.
Buổi tập đầu trong màu áo tuyển Việt Nam dưới thời HLV Mai Đức Chung, Công Phượng nổ súng sau một pha dọn cỗ của Vũ Minh Tuấn. Có điều hiệu quả ấy không đều và những thách thức cho Công Phượng lập tức bị phơi ra. Bằng chứng rõ nét là chuyện Phượng nằm trong số những cầu thủ đá tệ nhất khi tập bài dứt điểm cầu môn. Đó thật sự là bất ngờ bởi tại SEA Games 29, Công Phượng dẫn đầu danh sách dội bom.
Công Phượng hoá ra là người đang thấp thỏm bậc nhất. Minh Long có thể bay nhảy, tự xem rằng lỗi ở trận gặp U22 Thái Lan chỉ là tai nạn, trong khi Phượng bị ám ảnh bởi kỳ vọng của một người được yêu thương, chờ đợi nhất.
Khoảng lặng cho Công Phượng
Ở SEA Games 29, Tiến Dũng, Minh Long, Văn Thanh là những người cày ải nhiều nhất chứ không phải Công Phượng. Ít ra Phượng cũng được HLV Hữu Thắng rút ra cho nghỉ ngơi, dưỡng sức khi đả bại Philippines.
Thế nhưng, kể cả khi Công Phượng sung sức, HLV Mai Đức Chung vẫn có quyền cất Phượng lên ghế dự bị. Rất đơn giản, tiền đạo của HAGL vẫn còn nặng nề tâm lý sau khi đá hỏng phạt đền và bị loại khỏi SEA Games. Nói cách khác, Công Phượng lúc này như trái chanh bị vắt nước, nguy cơ cạn kiệt vì sự kỳ vọng hay áp lực tâm lý.
Đá hay dự bị dưới thời tân HLV trưởng tuyển Việt Nam?
Thực tế với quân số mà HLV Mai Đức Chung đưa lên tuyển Việt Nam, có không sử dụng Công Phượng đi nữ cũng chẳng hề hấn. Ở SEA Games 29, Công Phượng đá lùi phía sau một tiền đạo cắm. Công thức ấy khó bị phá vỡ, bởi chính HLV Mai Đức Chung nổi tiếng là người thích dùng một tiền đạo ẩn, chọn lựa “hứng của rơi”.
Ở tuyển Việt Nam lúc này, Đức Chinh hay Mạc Hồng Quân được ướm sẵn cho vị trí tiền đạo cắm. Còn đá hộ công, chuyên “hứng của rơi”, ít người nào vượt qua nổi đàn anh- đội trưởng Văn Quyết. Thêm vào đó, Văn Thắng và Vũ Minh Tuấn cũng là những chọn lựa không tồi, nếu xét ở độ sung sức, kinh nghiệm và sự từng trải.
Ông Chung có dùng Công Phượng hay không phải tính toán. Nhưng rõ ràng, không nên ép Công Phượng như vắt kiệt một quả tranh, trong khi chân sút này cần khoảng lặng và đồng đội ở tuyển Việt Nam thì thừa năng lực.
Nguồn vietnamnet