Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ép nhân viên đi làm ngày lễ 30/4-1/5 bị xử phạt thế nào?
Thứ năm: 09:51 ngày 02/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nghỉ lễ là quyền lợi chính đáng của người lao động, nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm trong nghỉ lễ 30/4-1/5 có thể bị phạt đến 50 triệu đồng.

Mỗi năm, người lao động có 6 dịp lễ, Tết được nghỉ làm và hưởng nguyên lương gồm: Tết Dương lịch; Tết Âm lịch; Ngày Chiến thắng (30/4); Ngày Quốc tế lao động (1/5); Ngày Quốc khánh (2/9); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn người lao động làm việc trong những ngày này cần được sự đồng ý của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động ít nhất 300% lương (điểm c khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012).

Hình minh họa.

Trường hợp doanh nghiệp ép người lao động đi làm sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Theo Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP), mức phạt quy định như sau:

- Phạt tới 1 triệu đồng nếu vi phạm với 1 đến 10 người lao động;

- Phạt tới 3 triệu đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động;

- Phạt tới 7 triệu đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động;

- Phạt tới 10 triệu đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động;

- Phạt tới 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên;

- Phạt tới 50 triệu đồng nếu buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày.

Doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày trong những ngày lễ còn bị đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng.

Nguồn nguoiduatin (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục