PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện thời sự:
Giá trị ban đầu của kỷ nguyên mới
Thứ hai: 10:35 ngày 25/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Bàn Dân nè, hồi cuối tuần rồi tôi đọc được cái tin trên Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) nói về việc năm 2024 này giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam mình đạt tới 507 tỷ đô-la Mỹ (USD), đứng thứ hạng 32 trên tổng số 193 nước được xếp hạng.

- Biết được thông tin ấy tôi cảm thấy phấn khởi, tự hào dữ lắm, nhưng… thú thiệt là tôi chưa hiểu rõ về chuyện tăng giá trị, tăng thứ hạng thương hiệu quốc gia như vậy, ông có nắm được làm ơn giải thích cho tôi hiểu với?

- Vâng, thông tin ấy Bàn Dân cũng có nghe, có tìm hiểu, nhưng chắc… chưa thấu đáo lắm. Vì vậy Bàn Dân cố gắng hiểu tới đâu nói tới đó, rồi ông ráng chịu khó tìm tòi nghiên cứu thêm nghen.

- Tôi có biết nghiên cứu gì đâu mà ông bảo vậy! Thôi thì ông cứ giải thích giùm tôi đi, tôi hiểu được nhiêu hay nhiêu.

- Theo Bàn Dân biết thì việc xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Chính phủ mình đã có chương trình giao cho Bộ Công Thương thực hiện hơn hai mươi năm qua, cụ thể là từ năm 2003.

Trong thời gian ấy đã có 8 lần Bộ Công Thương tổ chức công nhận doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia. Lần đầu tiên mới có 30 doanh nghiệp được công nhận, đến lần thứ 8 năm 2024 này đã có tới 190 doanh nghiệp được công nhận.

Trên thế giới, việc đánh giá và xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia của các nước do Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance thực hiện.

Năm 2017, lần đầu tiên nước ta được đánh giá có giá trị thương hiệu quốc gia là 203 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng so với năm trước là 43%. Lần lượt bảy năm sau đó, giá trị và mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia của nước ta không ngừng tăng lên.

Đặc biệt trong ba năm gần đây, tức là từ sau đại dịch toàn cầu Covid-19, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam có sự phát triển có thể nói là “thần kỳ”. Cụ thể là năm 2022 đạt giá trị 431 tỷ USD, tăng trưởng 11,1%; năm 2023 đạt giá trị 498,13 tỷ USD, tăng trưởng 16,6% và năm 2024 thì như ông biết đó, với mức tăng trưởng chỉ 2% giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt tới 507 tỷ USD. Về xếp hạng thì nước ta từ thứ hạng 45 năm 2017 trong vòng 7 năm đã vươn lên đến hạng 32/193 quốc gia được đánh giá.

-Đúng là thương hiệu quốc gia mình có sự phát triển nhảy vọt “thần kỳ” thật ông nhỉ! Nhưng có điều tôi vẫn chưa hiểu, là kết quả năm nay nước mình có 190 doanh nghiệp được công nhận đạt thương hiệu quốc gia, mà giá trị thương hiệu quốc gia mình lại đạt tới 507 tỷ USD. Tôi làm thử tính nhẩm thì bình quân mỗi doanh nghiệp mình đạt giá trị thương hiệu tới gần 2,7 tỷ USD, dữ vậy sao ông?

-Không phải vậy đâu ông ơi, việc định giá thương hiệu của một doanh nghiệp là để xác định giá trị của doanh nghiệp ấy, cả giá trị hữu hình tức là giá trị vật chất và cả giá trị tinh thần tức là uy tín về nhiều mặt của doanh nghiệp ấy trên thương trường trong và ngoài nước.

Về phía Tổ chức Brand Finance, họ tham khảo sự công nhận của từng quốc gia để chọn ra mỗi nước 100 doanh nghiệp rồi định giá, so sánh, xếp hạng trong cùng ngành trên phạm vi toàn thế giới.

Còn đối với cấp quốc gia, họ có cách đánh giá riêng theo một bộ tiêu chí khác. Nói cho ông dễ hình dung, đánh giá doanh nghiệp là “đánh giá kinh tế vi mô”, còn đánh giá quốc gia là “đánh giá kinh tế vĩ mô”.

Nói như một chuyên gia đại diện của Tổ chức Branhd Finance tại Việt Nam thì: “Nghiên cứu mới của Brand Finance không phải là định giá tổng hợp các thương hiệu của Việt Nam, mà là định giá thương hiệu của “chính quốc gia Việt Nam”.

Do vậy, Việt Nam đạt điểm đặc biệt cao về xếp hạng nông nghiệp, mức độ tương tác trên mạng xã hội và phản ứng của quốc gia đối với Covid-19. Mỗi yếu tố đóng một vai trò động lực thiết yếu giúp tăng giá trị thương hiệu của quốc gia”.

Đại diện Brand Finance còn chia sẻ với TTXVN: “Sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu này tương quan với việc Việt Nam đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư khi mà nhiều nhà sản xuất tìm cách điều chuyển các hoạt động ở châu Á để tới Việt Nam”.

Bàn Dân nói vắn tắt và dẫn giải như vậy, chắc ông cũng nắm được phần nào ý nghĩa của sự kiện tăng giá trị và xếp hạng thương hiệu quốc gia của đất nước mình rồi chứ?

-Vâng, ông nói ngắn gọn vậy cũng giúp tôi phân biệt được, hiểu được ý nghĩa của vấn đề ấy ở mức độ… khái quát vậy thôi.

-Nhiều năm làm bạn với nhau, cùng nhau trao đổi thường xuyên về từng bước đi của quê hương, đất nước, nhận thấy ông luôn biết tiếp cận thông tin có chọn lọc như thế Bàn Dân rất vui. Đặc biệt, riêng với câu chuyện hôm nay ông có rút ra được điều gì không? Có thể đặt giúp Bàn Dân cái tựa đề cho bài báo mà ông vừa gợi ý cho Bàn Dân viết hôm nay không?

-Tôi nghĩ có lẽ Bàn Dân nên lấy ngay sự kiện “tăng giá trị thương hiệu quốc gia” mình bàn nãy giờ để đặt tựa cho bài báo mới của ông đi.

-Vậy Bàn Dân đặt tựa bài là “Giá trị ban đầu của kỷ nguyên mới” ông thấy được không, phù hợp không?

-Được quá đi chứ. Phù hợp quá đi chứ!                             

 Bàn Dân

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh