Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Giai đoạn 2021-2025: Trồng hơn 2,6 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh
Thứ bảy: 09:17 ngày 21/05/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh.

Rừng sản xuất ở xã Hoà Hội, huyện Châu Thành.

Theo Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 524/QĐ-TTg, năm 2021, số lượng cây xanh được trồng tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020 và từ năm 2022 - 2025 tăng lên 1,8 lần so với năm 2020.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025 trồng trên 2.663.000 cây các loại. Trong đó, trên 1.181.000 cây phân tán (tương đương khoảng 1.311 ha); trồng rừng tập trung khoảng 1.482.000 cây (tương đương khoảng 1.510 ha).

Ưu tiên trồng các loài cây bản địa, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng; cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao như: sao đen, dầu, keo lai, sưa đỏ, giáng hương, bằng lăng... 

Cây trồng tại khu vực đô thị phải bảo đảm chọn loài cây trồng theo quy định tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 30.11.2021 của UBND tỉnh ban hành danh mục cây trồng sử dụng công cộng trong đô thị; danh mục cây trồng sử dụng hạn chế trong đô thị và danh mục cây cấm trồng trong đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Cây giống đưa vào trồng phải bảo đảm các tiêu chuẩn về nguồn gốc, chất lượng theo quy định.

Địa điểm trồng cây phân tán được quy định cụ thể: đối với cây xanh đô thị, trồng trên hành lang đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác... theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11.6.2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.

Đối với cây xanh nông thôn, trồng trên đất vườn, ven đường, ven kênh mương, bờ vùng, bờ đồng; khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu cụm công nghiệp; cây phòng hộ ngoài đồng ruộng và các mảnh đất nhỏ phân tán khác... Địa điểm trồng rừng tập trung là trồng trên đất trống chưa có rừng thuộc quy hoạch trồng rừng theo quy định.

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 54 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước (nguồn vốn đầu tư) khoảng 35,8 tỷ đồng, gồm thực hiện dự án trồng cây phân tán tỉnh giai đoạn 2021-2025 khoảng 5,5 tỷ đồng (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3133/QĐ-UBND); trồng rừng tập trung 27,2 tỷ đồng.

Vốn trồng rừng thay thế (trồng rừng phòng hộ, đặc dụng) khoảng 10,5 tỷ đồng (vốn thực hiện do các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp) và vốn xã hội hóa 8 tỷ đồng (bình quân 20 triệu đồng/ha rừng sản xuất).

Giang Hà

Tin cùng chuyên mục