Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Vài tuần trước, một cư dân tích cực sử dụng mạng máy tính toàn cầu người Malaysia là Alexandria Abishegam đã đề nghị trao giải Nobel Hòa bình cho Thủ tướng nước mình, ông Mahathir Mohamed vì “quyết tâm quay lại với chính trường». Đề xuất của cô ngay ngày đầu tiên đã nhận được hơn 100 ngàn ý kiến ủng hộ.
Biểu tượng giải Nobel. Ảnh: AFP
Còn sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, người ta cũng bắt đầu lên tiếng đề cử Tổng thống Mỹ nhận giải thưởng quốc tế vinh dự này.
Vài ngày trước đây, 2 đại biểu của Nghị viện Na Uy đã đưa ra đề xuất này, còn trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng nêu ra ý kiến tương tự. Những người này cho rằng cần ghi nhận công lao của Donald Trump trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên.
Rõ ràng rằng Mohathir Mohamed và Donald Trump là hai người khác nhau và đóng góp của hai người này vào chính trường thế giới là khó có thể mang ra so sánh với nhau.
Ông Mohamed đã từng được đề cử nhận giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 2007 vì những nỗ lực của ông trong việc kết thúc xung đột ở Bosnia. Nhưng cuối cùng ông không được nhận giải thưởng này. Năm đó giải thưởng Nobel hòa bình được trao cho cựu phó Tổng thống Mỹ Gore. Tôi nghĩ rằng lần này ông Mahathir cũng khó mà nhận được giải thưởng này.
Tất nhiên, việc lãnh đạo một đất nước ở tuổi 92 là một hành vi quả cảm, nhưng sự kiện này liệu có ảnh hưởng gì tới chính trị thế giới? Ông Mahathir đưa ra những sửa đổi đối với chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước, nhưng khó mà khẳng định rằng điều này sẽ mang đem lại bất kỳ hiệu quả gì ở tầm quốc tế.
Còn việc ông Mahathir Mohamed là nhà lãnh đạo đất nước cao tuổi nhất trong lịch sử thế giới thì đã được ghi nhận trong sách kỷ lục Guiness. Vì thế, có thể coi rằng đóng góp khác thường của chính khách người Malaysia đã được cộng đồng thế giới ghi nhận.
Còn về phần ông Donald Trump, cơ hội nhận được giải thưởng Nobel hòa bình lớn hơn. Thứ nhất, bởi vì Hội nghị thượng đỉnh Triều-Mỹ ở Singapore đúng là một sự kiện lịch sử và tác động của sự kiện này tới số phận của thế giới trên bán đảo Triều Tiên là không thể chối cãi. Điều thứ hai, và cũng là điều quan trọng nhất, là việc Ủy ban Nobel rất yêu người Mỹ.
Trước ông Trump đã có bốn vị tổng thống Mỹ được nhận giải thưởng Nobel hòa bình. Tổng thống B.Obama nhận giải thưởng này vào năm 2009 mà còn chưa kịp làm gì, vì mới chân ướt chân ráo nhậm chức Tổng thống Mỹ được vỏn vẹn có 9 tháng.
Năm nay giải thưởng Nobel hòa bình chắc sẽ không về tay cả Thủ tướng Malaysia và Tổng thống Mỹ. Hạn nhận các đề xuất cho ứng viên nhận giải này trong năm 2018 đã hết từ hồi tháng Hai. Năm sau thế nào, hiện chưa ai rõ.
Cũng có thể ông Mahathir sẽ dùng mọi tài năng của mình để đạt tới việc kết thúc tranh cãi về lãnh thổ ở vùng biển Đông. Còn các ông Donald Trump và Kim Jong-un sẽ lại quay ra cãi nhau và lại mang vũ khí hạt nhân ra dọa nhau. Nhiều phương án khác nhau có thể xảy ra.
Nguồn BNA