Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Giám đốc Bệnh viện Phổi TW: Nguy cơ bùng phát bệnh lao do dịch tễ rất nặng nề, kinh phí đầu tư thấp
Thứ sáu: 20:53 ngày 22/03/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
VietTimes – Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao trên thế giới: Thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng lao cao nhất thế giới và đứng thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu.

Chăm sóc bệnh nhân Lao tại Bệnh viện Phổi TW

Những con số này được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan đưa ra tại lễ kỷ niệm Ngày Thế giới Phòng chống Lao 24/3 do Bộ Y tế - Chương trình Chống Lao Quốc gia tổ chức sáng nay, 22/3.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm 172.000 người mới mắc lao và khoảng 13.000 người tử vong do căn bệnh này, 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Số bệnh nhân lao được phát hiện chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính và gia đình họ phải chi trả những khoản chi phí cao, vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. Lao là vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình.

“Vì thế, chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là giảm nguy cơ tử vong cho hơn 13.000 người/năm và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc Lao”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan nhấn mạnh: lao là vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình và cả đất nước, nên chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam.

Ông Đinh Văn Lượng - Giám đốc Bệnh viện Phổi TW, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia - cũng lưu ý về nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng khi dịch tễ lao rất nặng nề, tốc độ giảm quá chậm và kinh phí đầu tư cho công tác chống lao còn rất thấp.

Chia sẻ với báo giới, ông Lượng cho biết mỗi năm nước ta có khoảng 9.200 ca bệnh nhân lao đa kháng thuốc mới mắc, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị. Đặc biệt, dịch tễ lao tại miền Nam nặng nề hơn rất nhiều, nhất là ở Tây Nam Bộ với khoảng 400 - 500 ca lao trên 100.000 dân.

Trong bối cảnh đó, kết quả mà Chương trình Chống lao Quốc gia đạt được thời gian qua đặc biệt có ý nghĩa: Năm 2023 đã có 106.086 trường hợp mắc lao các thể được phát hiện, tăng so với cùng kỳ năm 2021 và 2022 lần lượt là 34,4% và 2,2%. Phát hiện lao kháng đa thuốc năm 2023 là 3.775 bệnh nhân, cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 7,8%, 45,8% và 9,5%. Tỷ lệ điều trị thành công của lô bệnh nhân năm 2022 được duy trì ở mức trên 90%. Đây là một con số đáng tự hào.

Ông Đinh Văn Lượng - Giám đốc Bệnh viện Phổi TW, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia - cũng lưu ý về nguy cơ bệnh lao bùng phát.

Cũng theo ông Lượng, năm nay, Chương trình Chống lao đã chuyển thành công thanh toán thuốc lao từ nguồn Ngân sách nhà nước sang Quỹ Bảo hiểm y tế; vận động sự hỗ trợ của Bộ Y tế để áp dụng các chính sách hỗ trợ thanh toán các dịch vụ khác về khám chữa bệnh lao qua nguồn quỹ Bảo hiểm y tế một cách hiệu quả.

Năm 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia bước đầu đạt được những thành tựu tích cực trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chẩn đoán bệnh lao. Việc áp dụng AI mang lại ý nghĩa lớn trong phát hiện bệnh lao, đặc biệt là các trường hợp lao dễ bị bỏ sót hoặc khó tiếp cận.

Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Phổi Trung ương xây dựng “Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn, các bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế - Tăng cường vai trò của các cơ sở khám chữa bệnh”, hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt nam vào năm 2035.

Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong hoạt động phòng, chống lao

Những nỗ lực của Việt Nam đã được Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá cao: Chi phí điều trị bệnh lao hiện được BHYT chi trả, là điều rất quan trọng. Nếu bệnh nhân lao được chẩn đoán sớm sẽ được điều trị sớm, nhưng chỉ có thể điều trị tận gốc căn bệnh này thì người bệnh cần được hỗ trợ về tài chính.

TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cũng lưu ý rằng, bên cạnh những thành tựu, Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh Lao cao, cần tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và chủ động phát hiện để điều trị bệnh nhân lao, nhằm thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao.

Nguồn viettimes.vn

Tin cùng chuyên mục