Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế: Không “cấm cửa” bitcoin
Thứ hai: 08:00 ngày 02/10/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Christine Lagarde, tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), gửi lời nhắn đến các ngân hàng trung ương trên thế giới: hãy đừng bảo thủ.

Nhấn mạnh trong một hội nghị tại Luân Đôn vào ngày 29-9, Lagarde nói rằng những dạng tiền điện tử, được tạo và giao dịch không thông qua sự tác động của ngân hàng hay các chính phủ, có thể là cứu cánh của nhiều quốc gia đang đối mặt sự không ổn định về tiền tệ hay có thể chế yếu.

"Bằng nhiều cách, đồng tiền điện tử sẽ hỗ trợ cho hệ thống và chính sách tiền tệ," bà nói. "Phản ứng phù hợp nhất của các ngân hàng trung ương là tiếp tục ban hành chính sách tiền tệ hiệu quả, trong khi vẫn chào đón những ý tưởng mới nhu cầu mới, khi kinh tế liên tục phát triển".

Christine Lagarde - Ảnh thegrindstone.

Dạng tiền điện tử nổi tiếng nhất hiện nay là bitcoin, như nhiều "anh em" khác có khả năng quy đổi sang tiền mặt khi ký gửi vào tài khoản với mức giá định sẵn trong giao dịch trực tuyến. Giá trị đồng bitcoin từ lâu đã không ổn định, tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng đột ngột rớt giá đầu tháng này khi chính phủ Trung Quốc ra sắc lệnh cấm giao dịch tiền bitcoin, và một trong những nhà đầu tư nổi tiếng cáo buộc bitcoin là trò lừa đảo.

Hiện giờ, Lagarde nói, tiền điện tử không thể thay thế đồng tiền truyền thống được, vì "quá bất ổn, quá rủi ro, tiêu tốn quá nhiều năng lượng (nói về cách khai thác tiền ảo) và bởi vì công nghệ liên quan vẫn chưa thể cải thiện được".

Tình trạng hacker tấn công, cũng góp phần củng cố quan điểm này. Sự kiện đáng chú ý nhất là từ sàn giao dịch tiền ảo Mt. Gox tại Nhật Bản vào tháng 2-2014, khi đó 850 ngàn bitcoin đã "biến mất", nghi ngờ được đẩy cho hacker. Từ đây, chính phủ Nhật ban hành lệnh mới để "chỉnh đốn" lại bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác.

Nhưng trong lúc này, bà lập luận, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ có thể giải quyết các vấn đề đang làm tiền điện tử trở nên tiêu cực.

"Không lâu trước đây, một vài chuyên gia phát biểu rằng máy tính cá nhân khó được người dùng đón nhận, hay máy tính bảng (tablet) sẽ chỉ được dùng như khay đựng cà phê đắt tiền, vậy nên tôi nghĩ sẽ không khôn ngoan khi loại bỏ tiền điện tử," Lagarde tiếp tục.

Lời bình luận của bà trái ngược hoàn toàn với góc nhìn của CEO của hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase là Jamie Dimon, người vừa qua đã mô tả bitcoin là lừa đảo lẫn lên tiếng sẽ đuổi việc bất cứ nhân viên nào nếu phát hiện họ giao dịch tiền điện tử.

Trong một bài phát biểu về tiềm năng thay đổi đến từ các đổi mới về tài chính, Lagarde cũng cho rằng trong tương lai, "máy móc sẽ đóng vai trò lớn" trong việc hỗ trợ nhà làm luật, cung cấp dự đoán tức thời, phát hiện bong bóng kinh tế, và mở ra nhiều liên kết tài chính phức tạp hơn.

Nguồn TTO

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục