Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đoàn ĐBQH:
Góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)
Thứ sáu: 07:56 ngày 11/09/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chiều 10.9, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Ông Huỳnh Thanh Phương - Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐHQH đơn vị tỉnh chủ trì hội nghị.

Đại biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo.

Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) gồm 8 chương, 76 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Góp ý cho Dự thảo luật  này, các đại biểu tập trung thảo luận về đối tượng áp dụng, quy định mức vốn chủ sở hữu không thấp hơn 5 tỷ đồng, nâng điều kiện về người đại diện theo pháp luật từ có kinh nghiệm 3 năm lên 5 năm, giao nhiệm vụ cho Chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ, tiền dịch vụ…

Bên cạnh đó, có đại biểu cho rằng không cần thiết có quy định quyền tham gia tổ chức đại diện của người lao động trong Luật. Vì khoản 1, Điều 6 có quy định: “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bảo hộ, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế”.

Về nộp lại giấy phép, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ngoài quy định “thông báo đến UBND thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính”, cần bổ sung thêm “thông báo đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND các cấp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh”.

Có ý kiến cho rằng cần quy định thêm về quản lý lao động ở các khu vực giáp biên giới. Tại điểm d, khoản 2, Điều 44 cần quy định cụ thể định kỳ báo cáo về tình hình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thiên Di

Tin cùng chuyên mục