Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV:
Góp ý Luật Bảo vệ môi trường
Chủ nhật: 18:37 ngày 25/10/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 24.10, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV tiếp tục ngày làm việc thứ 5. Dự kỳ họp tại điểm cầu Tây Ninh có các đại biểu Huỳnh Thanh Phương, Hoàng Đình Chung, Trịnh Ngọc Phương thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng một số khách mời.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (tỉnh Tây Ninh) góp ý  Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường.

Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Thảo luận trực tuyến về nội dung này, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh) góp ý, theo dự thảo Luật Bảo vệ môi trường, giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi theo Luật Thuỷ lợi sẽ do ngành Tài nguyên và môi trường (TN&MT) thực hiện, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không còn thẩm quyền này. Quy định như vậy là không phù hợp, không logic, làm mất đi vai trò chủ động quản lý chất lượng dịch vụ mà mỗi chủ thể phải có trách nhiệm quản lý khi cung cấp dịch vụ.

Từ những lý do trên, đại biểu Trịnh Ngọc Phương đề nghị giao ngành NN&PTNT chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng nước trong công trình thuỷ lợi, thực hiện cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi như Điều 44 Luật Thuỷ lợi đã quy định. Ngành TN&MT chịu trách nhiệm môi trường nói chung, trước mắt tập trung vào bảo vệ chất lượng nước của nguồn nước tự nhiên là khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (tỉnh Long An), kiến nghị, trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản trước khi cấp giấy phép xây dựng cho các cơ sở ở khu công nghiệp; có quy định cụ thể đối với những cơ sở đã xuống cấp ở khu công nghiệp, buộc phải dừng hoạt động nếu không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải, nhất là nước thải.

Việc quy định các dự án, cơ sở sản xuất phát sinh chất thải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này rất tốn kém, nhất là đối với những cơ sở sản xuất ít có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. Đại biểu kiến nghị bổ sung cụ thể loại dự án, cơ sở phải thực hiện công trình phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường, tránh những dự án phải xây dựng công trình phòng ngừa sự cố môi trường quá tốn kém và không cần thiết.

Ngoài ra, một số đại biểu khác có ý kiến về công tác quản lý môi trường ở cấp xã, do cán bộ đều kiêm nhiệm nhiều lĩnh lực, chưa đảm bảo về chuyên môn, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, điều chỉnh một số nội dung giao cho UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý môi trường. Về dự thảo Luật quy định trách nhiệm UBND cấp tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn, đề nghị các bộ, ngành Trung ương phải có hướng dẫn về việc bố trí nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung.

Kết thúc phiên thảo luận trực tuyến, có 20 đại biểu đóng góp ý kiến, 4 đại biểu tranh luận, một số đại biểu đăng ký tham gia thảo luận nhưng không đủ thời gian và gửi ý kiến bằng văn bản về Quốc hội; Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm.

Đại Dương

Tin cùng chuyên mục