Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Hàng chục triệu người dùng Facebook Việt Nam có thể đã bị lộ số điện thoại
Thứ hai: 10:06 ngày 26/03/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Công cụ nắm gần như 70% thông tin người dùng Facebook gồm ảnh đại diện, ngày sinh, số điện thoại, email đang được mua bán như những món hàng trên Internet tại Việt Nam.

Nếu bạn từng cung cấp số điện thoại cho facebook, gần như chắc chắn nó đã bị lộ và đang nằm trong một danh sách hàng triệu tài khoản đang được mua bán trên Internet. Chỉ với đường dẫn tài khoản Facebook, bất cứ ai cũng có thể biết được số điện thoại, ngày sinh, giới tính, nơi ở của người nào đó.

"Lượng dữ liệu này khổng lồ tới mức có hơn 70% người dùng Facebook tại Việt Nam bị lộ thông tin", anh Trần Huy, một người trong lĩnh vực quảng cáo và phát triển ứng dụng tại TP.HCM tiết lộ.

Trong khi Cambrige Analytica (công ty khiến Facebook bị chỉ trích thậm tệ những ngày qua) dùng nguồn thông tin này để "đầu độc" quan điểm chính trị của người dân, thì tại Việt Nam, thông tin cá nhân này được rao bán rẻ mạt trên các trang mạng với mục đích chạy quảng cáo.

Rò rỉ thông tin, Facebook không thể cứu vãn

Theo anh Huy, những dữ liệu người dùng tại Việt Nam đã bị rò rỉ từ 4 năm trước. Và đã bị "dân trong nghề" tải toàn bộ về lưu trữ, tạo ra các bản sao, khiến Facebook không thể thu hồi hoặc hủy những dữ liệu rò rỉ.

Quay trở lại năm 2014, thời kỳ Facebook còn "ngây thơ" trong việc cấp quyền truy cập cho các ứng dụng. Khi đó, ứng dụng HTC Sense, nền tảng Widget đồng bộ thông tin người dùng lên giao diện di động của HTC là "cần câu" thông tin người dùng. Nó yêu cầu đầy đủ các quyền truy cập mà trong giới gọi là "token full quyền".

Những thông tin người dùng buộc phải cung cấp cho HTC Sense bao gồm thông tin cá nhân, thông tin bạn bè, địa chỉ email, tin nhắn, video... Gần như đầy đủ mọi thứ mà người dùng thực hiện trên Facebook đều được mạng xã hội này trao cho HTC Sense.

Lổ hổng HTC Sense được giới "đạo tặc" Internet năm 2014 xem như "huyền thoại về cấp quyền cho bên thứ ba".

Lợi dụng một lỗ hổng "chết người" này, một số hacker tạo ra các ứng dụng mang tính vui vẻ như "kiếp trước bạn là ai?", "bạn trông thế nào sau 60 năm nữa?" để kết hợp với HTC Sense nhằm lấy tất cả quyền trên.

Ngoài HTC Sense, các hacker còn ưa chuộng các ứng dụng khác như Facebook for iOS, Facebook for Android... để chiếm lấy token của người dùng.

Token là một đoạn mã được Facebook dùng để định danh một tài khoản cụ thể, thực hiện nhiều thứ thay người dùng mà không cần mật khẩu. Nó có thể thay mặt người dùng thực hiện nhiều tác vụ, không cần phải trực tiếp quản lý (không cần biết mật khẩu). Thông thường các token có giá trị trong vài ngày. Nhưng token Facebook cấp cho HTC Sense có thời hạn tới 6 tháng, đủ để lấy những dữ liệu quan trọng trong thời gian dài.

"Hoạt động này người trong giới được gọi là "via tài khoản" bằng HTC Sense. Sau khi lấy toàn bộ thông tin trên, nó sẽ được lưu trữ trên máy tính, ổ cứng. Người dùng, Facebook, HTC hoàn toàn không có một cơ hội nào để đòi lại những thông tin đó, hoàn toàn bất lực", anh Nguyễn Nhân, người làm trong lĩnh vực Facebook eting ở TP.HCM cho biết.

Theo chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc, những ứng dụng như HTC Sense được cho là "app cổ" và đã bị Facebook chặn từ năm 2016, ngoài HTC Sense, còn có những app khác như Nokia Lumia và các "biến thể" do hacker dịch ngược, tạo ra những "mồi nhử" là những trang tặng 1.000 like, dụ dỗ những người dùng chơi dại, ham nổi tiếng ảo.

Facebook phát sinh lỗi bảo mật trong tháng 8/2017, khung search của Facebook tồn tại sơ hở giúp hacker có thể khai thác để kiểm tra số điện thoại của người dùng vô số lần mà không bị chặn. Từ đó, những hacker này tiếp tục viết công cụ tự tạo ra danh bạ số điện thoại, tự động dò ra số đó tương ứng với tài khoản nào trên Facebook. Từ đó, hacker có được hàng triệu Facebook gắn với số điện thoại tương ứng của người dùng và mang đi rao bán.

Cũng theo chuyên gia này, các hình thức nói trên đã bị Facebook chặn, nhưng giới MMO và hacker Việt Nam vẫn còn một số cách lách luật để có được thông tin cá nhân của người dùng.

Hầu hết dữ liệu trên đều bắt nguồn từ sai lầm mà Facebook và các ứng dụng bên thứ ba gây ra cách đây nhiều năm. Vì vậy, Facebook có làm gì chăng nữa cũng không thể chuộc lại lỗi lầm của chính mình.

Thông tin người dùng Facebook bị rao bán rẻ mạt

Dạo một vòng Internet, dễ dàng tìm được nhiều công cụ truy xuất số điện thoại, email người dùng Facebook. Hay nói cách khác, chỉ cần bỏ tiền, người mua sẽ có được số điện thoại của bất kỳ ai nếu biết địa chỉ Facebook.

Chỉ với một triệu đồng cho một tháng sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể lấy được hàng chục nghìn số điện thoại, email, nơi ở của người dùng Facebook. Tỷ lệ lấy được thông tin này thành công tại Việt Nam được chủ web cam kết trên 90%.

Khách hàng chính của các trang web trên thường là người bán hàng online, thường xuyên sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook. "Bạn muốn bán đồng hồ đắt tiền? bạn chỉ cần quét hết số điện thoại của những người có bạn bè với một người giàu có nào đó mà bạn biết hay đã tưng bấm thích một thương hiệu cao cấm nào đó.

Sau khi có số điện thoại, bạn thêm vào chiến dịch quảng cáo Facebook của mình. Quảng cáo đó sẽ được tiếp cận đến đúng mục tiêu", anh Nhân mô tả cách những dữ liệu trên được sử dụng.

"Bạn không thể làm gì để tự cứu mình nữa, vì thông tin đã rò rỉ và được tải về từ 4 năm trước" - Trần Huy, coder từng tham gia khai thác lỗ hổng HTC Sense.

Bên cạnh mục đích hướng quảng cáo, những số điện thoại này được bán cho các ngân hàng, đại lý xe hơi, dịch vụ bất động sản...

"Chỉ cần tạo một chương trình lái xe thử miễn phí kèm nhiều quà tặng hấp dẫn và yêu cầu người tham gia phải có bằng lái B1, bạn sẽ thu hút hàng nghìn người quan tâm. Công việc còn lại là lấy danh sách những người đó cho vào công cụ, quét ra số. Những người có bằng lái B1 sẽ có tỉ lệ mua xe cao hơn", anh Nhân nói thêm.

"Với mặt hàng là điện thoại, chỉ cần vào các nhóm công nghệ, lấy danh sách thành viên việc cần làm còn lại là ngồi chờ file excel số điện thoại được "dọn sẵn" cho bạn", anh Nhân nói về nhóm khách hàng mua đồ công nghệ.

 

Những ứng dụng này yêu cầu cấp quyền nhiều thông tin của ngừoi dùng. các hacker lợi dụng những lỗ hổng từ Facebook để chiếm những quyền trên.

Với 10.000 số điện thoại cùng tên họ những khách hàng có khả năng mua xe, bên bán thông tin thu về từ 10-15 triệu đồng. Mức giá này sẽ cao hơn với khách hàng có nhu cầu mua nhà đất. "Bất cứ nhóm khách hàng nào cũng đều có cách để "phễu" được tương tác like, share, bình luận", Nhân khẳng định.

Ngoài ra các hacker người Việt còn giữ một lượng lớn dữ liệu của người dùng Mỹ, Úc, Đức để phục vụ cho các mặt hàng như áo thun, giày...

Người dùng cần làm gì?

"Bạn không cần làm gì cả, vì thông tin của bạn đã được lưu trữ offline từ nhiều năm trước", anh Huy khẳng định. Dữ liệu này không thuộc máy chủ của Facebook cũng không nằm trong ổ cứng nhà cung cấp ứng dụng. Nó đã mãi mãi thuộc về các hacker.

Vậy còn với người dùng mới tạo tài khoản?

"Bạn cần cài chế độ chỉ mình tôi mọi thông tin vì ở chế độ bạn bè hoặc bạn bè của bạn bè chúng tôi đều có cách lấy được thông tin", anh Huy cho biết. Cụ thể sẽ có một hệ thống Huy gọi là "zombie" đi kết bạn hàng loạt với người dùng Facebook.

Không chỉ người dùng Việt mà các nước như Mỹ, Đức, Úc đều có tên trong kho dữ liệu đang trôi nổi trên Internet.

Mỗi "zombie" sẽ kết bạn với 3.000 người, nếu người dùng để chế độ cho bạn bè, hoặc "bạn của bạn bè" thì những "zombie" này sẽ truy cập được thông tin đó.

Vụ việc liên quan đến Cambrige Analytica chỉ được khơi lên khi nó lên đến con số 50 triệu người dùng và liên quan đến kết quả bầu cử Mỹ. Nhưng với việc hàng triệu tài khoản Facebook đang bị lộ thông tin cá nhân ở Việt Nam, (và có thể tại nhiều nước khác), CEO của mạng xã hội lớn nhất thế giới liệu có thể tiếp tục "xin lỗi" nữa hay không, khi những dữ liệu đã mất không thể lấy lại và đang được mua bán rẻ mạt trên Internet.

Nguồn Zing

Tin cùng chuyên mục