Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hiệu trưởng và mô hình quản trị
Thứ bảy: 20:27 ngày 25/03/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Một ngôi trường muốn thật sự tự chủ sẽ cần những nhà lãnh đạo ý thức được mình không chỉ là “người quản lý” thuần túy hay tệ hơn, coi chiếc ghế hiệu trưởng là nơi để “thăng quan phát tài”.

Khi tôi hỏi giáo sư Drew Gilpin Faust - hiệu trưởng ĐH Harvard, sau bài phát biểu xúc động của bà trước một hội trường đông nghẹt sinh viên tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM ngày 23-3, xem nếu phải nêu thật ngắn gọn một và chỉ một nhiệm vụ quan trọng nhất của hiệu trưởng ĐH Harvard thì đó là gì, bà đã trả lời thật súc tích: “Hiện thân cho những giá trị và mục đích của trường”.

Những giá trị của ngôi trường danh giá này, theo Tuyên bố về các giá trị của ĐH Harvard đề tháng 8-2002 dưới thời người tiền nhiệm của bà Faust - ông Lawrence Summers, là: (1) tôn trọng quyền, sự khác biệt và nhân phẩm người khác; (2) trung thực và chính trực trong mọi hoạt động;

(3) theo đuổi một cách có lương tâm sự xuất sắc trong công việc và (4) chịu trách nhiệm giải trình về mọi hành động và ứng xử ở nơi làm việc.

Để là hiện thân cho những điều đó - và hơn nữa, giáo sư Faust đã phải đóng vai trò cực kỳ đa năng với trách nhiệm rất rộng.

Trong một bài trả lời phỏng vấn tạp chí nội bộ của trường Harvard Gazette tháng 9-2015 chẳng hạn, có thể thấy bà đã được hỏi và trả lời, tất cả công khai và nhiều câu hỏi rất hóc búa, gần như mọi khía cạnh, mọi vấn đề nổi cộm của trường.

Từ việc huy động tiền bạc (mục tiêu là 6,5 tỉ USD trong Chiến dịch Harvard), giải thích các khoản chi tiêu, cho các quỹ nghiên cứu và cho sinh viên tới vấn đề quấy rối tình dục trong trường; từ những vấn đề mang tính định hướng, nền tảng như ưu tiên chiến lược của bà, các thách thức tương lai với trường tới những việc sát sườn như phúc lợi y tế cho nhân viên đều đã được giáo sư Faust 
hồi đáp đầy đủ.

Là một định chế giáo dục tư nhân - phi lợi nhuận, ĐH Harvard, với lịch sử gần 400 năm, đã xây dựng được nền tảng vững chắc và rất lâu đời cả về cơ chế quản trị, cách thức huy động nguồn lực lẫn chính sách tuyển sinh - ba vấn đề then chốt với một ĐH tự chủ, điều mà nhiều trường ở Việt Nam đang hướng tới nhưng vẫn loay hoay chưa biết tìm lối ra ở đâu.

Tuy nhiên, rốt cuộc thì yếu tố con người, nhất là người đứng đầu - trong trường hợp này là hiệu trưởng - vẫn 
là quyết định.

Cũng trong cuộc phỏng vấn ở Việt Nam, giáo sư Faust, khi được hỏi trong vai trò hiệu trưởng Harvard, bà coi mình là một chính trị gia, một nhà điều hành hay một tổng giám đốc, đã trả lời “theo nghĩa nào đó thì là tất cả những con người kể trên”.

Đối nội hay đối ngoại, nhân sự hay tài chính, một ngôi trường muốn thật sự tự chủ sẽ cần những nhà lãnh đạo ý thức được mình không chỉ là “người quản lý” thuần túy hay tệ hơn, coi chiếc ghế hiệu trưởng là nơi để “thăng quan phát tài”.

“Trên hết, tôi đại diện cho sự kết nối của trường, góp phần vào định nghĩa những giá trị và mục tiêu của trường, đại diện cho những giá trị và mục tiêu đó cả trong nội bộ trường và với bên ngoài, và rồi cố gắng biến những điều đó thành các chương trình, sáng kiến và những hành động hiện thân cho những giá trị và mục tiêu đó, trong tất cả những gì chúng tôi làm” - giáo sư Faust nói về vai trò hiệu trưởng của bà.

Bà cũng không chỉ coi đó là công việc, với bà, “Harvard là một lối sống với tôi, đáng sống, thú vị 
và đầy phấn khích”.

Để giải quyết vấn đề tự chủ ĐH ở Việt Nam và tránh các vụ lộn xộn về quyền sở hữu như trong thời gian vừa qua, những cơ chế đối trọng quyền lực trong nội bộ nhà trường, cũng như việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức ĐH - cũng là phù hợp với thị trường thông qua việc mang tới nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng - người học, những mô hình quản trị như kiểu Harvard và cả các trường công của Mỹ, là rất đáng để học tập.

Nguồn TTO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục