Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Học sinh sáng tạo phương pháp tự học
Thứ năm: 14:17 ngày 17/01/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ở chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, các bạn học sinh cần hiểu và ghi nhớ kiến thức của ít nhất 10 môn học/tuần. Kiểu học thuộc lòng nhàm chán, khô khan, thụ động khiến nhiều bạn học sinh đã có cách sáng tạo: biên soạn lại sách theo ý tưởng của mình, lập thành chuỗi tài liệu, bảng tóm tắt khá bắt mắt và hài hước, dễ hiểu và dễ nhớ. Ở chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, các bạn học sinh cần hiểu và ghi nhớ kiến thức của ít nhất 10 môn học/tuần. Kiểu học thuộc lòng nhàm chán, khô khan, thụ động khiến nhiều bạn học sinh đã có cách sáng tạo: biên soạn lại sách theo ý tưởng của mình, lập thành chuỗi tài liệu, bảng tóm tắt khá bắt mắt và hài hước, dễ hiểu và dễ nhớ.

Tạo “facebook viết tay” cho nhân vật - sáng kiến của nhóm học sinh Trường THCS Quang Trung

Có thể nói, Lịch sử là môn học ám ảnh của không ít học sinh hiện nay với quá nhiều mốc thời gian và nhiều nhân vật cần phải ghi nhớ. Còn tài liệu là sách giáo khoa thì trình bày với lượng chữ dày đặc và rất ít hình ảnh minh họa khiến học sinh mới đọc qua đã thấy “lùng bùng”.

Vậy tại sao ta không tự biên soạn lại sách lịch sử lại để sinh động, thu hút và dễ nhớ hơn? Đó chính là câu hỏi đã thôi thúc cậu học trò Đoàn Nguyễn Phương Danh, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, thiết kế lại 3 quyển sách lịch sử lớp 10, 11 và 12. Bộ sách “tân sử” này đã giúp cậu nhận được giải nhì cuộc thi Sáng kiến cộng đồng năm 2018 do Tạp chí Khám phá phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức.

Trong bộ sách sử mới, Phương Danh đã thiết kế dựa trên nội dung sách giáo khoa lịch sử, thông tin chính sẽ được trình bày ngắn gọn dưới dạng tóm tắt hoặc sơ đồ. Chủ yếu bài học sẽ có rất nhiều hình ảnh minh họa về nội dung, tạo điểm nhấn giúp người học hứng thú và nhớ nhanh hơn...

Thay vì phải học thuộc lòng thì chỉ cần nhìn hình ảnh, mốc thời gian và ghi nhớ sự kiện. Một nhóm học sinh của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai lần đầu được trải nghiệm những quyển “sách sử mới” này đã rất hào hứng: “Tụi em thấy sách được thiết kế lại rất đẹp, tóm tắt sự kiện, tiểu sử nhân vật được trình bày với nhiều hình ảnh dễ nhìn nên rất dễ hiểu, dễ học và dễ nhớ. Nếu được, tụi em sẽ mua quyển sách này làm tài liệu tham khảo”. 

Một cách làm khá ấn tượng khác là tạo “facebook viết tay” cho nhân vật - sáng kiến của nhóm học sinh Trường THCS Quang Trung, quận Gò Vấp. Ở trang cá nhân do các bạn tự viết tay, sẽ giới thiệu về các nhà văn, anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử bao gồm tên tuổi, cùng một số thông tin cơ bản, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, những hoạt động nổi bật của nhân vật. Thay vì xem hàng chục trang giấy chi chít những chữ để giới thiệu, các bạn học sinh sẽ hứng thú khi những tóm tắt lại bằng sơ đồ facebook đã trở nên gần gũi hơn, quan trọng nhất là khá dễ nhớ. 

Nhóm học sinh Trường THCS Quang Trung chia sẻ, áp dụng phương pháp này khi học nhóm, các bạn chỉ cần 20 phút là đã nhớ tiểu sử nhân vật, thay vì phải vật lộn hàng giờ để đọc thuộc lòng. Nhiều bạn trải nghiệm phương pháp này nói, khi vào mạng xã hội bằng điện thoại, trong đầu vẫn liên tưởng đến trang cá nhân viết tay, tự nhiên kiến thức sẽ được gợi ra và nhớ rất lâu. Các bạn còn được thỏa sức sáng tạo khi trang trí những facebook kiểu này. 

Với những ai biết tận dụng những mặt tích cực của công nghệ, việc ứng dụng mạng xã hội để kết nối, tìm kiếm tài liệu, tự học là cách vừa học vừa chơi hiệu quả.

Nguồn SGGPO

Tin cùng chuyên mục