Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Hội nghị chuyên đề “Vùng chuyên canh lúa Thanh Điền”
Thứ sáu: 19:38 ngày 02/11/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 2.11, tại Trung tâm Văn hoá thể thao- Học tập cộng đồng xã Thanh Điền, UBND huyện Châu Thành tổ chức Hội nghị chuyên đề “Vùng chuyên canh lúa Thanh Điền và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo hướng tới xuất khẩu góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng lúa”.

GS.TS Võ Tòng Xuân báo cáo chuyên đề tại Hội nghị.

Tại hội nghị, GS.TS Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ đã báo cáo phục vụ địa phương và nông dân xã Thanh Điền chuyên đề “Định hướng để hình thành vùng chuyên canh lúa và giải pháp nâng cao giá trị tăng sản phẩm lúa”.

Trong đó, GS.Võ Tòng Xuân định hướng địa phương cần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, hạ giá thành sản xuất nguyên liệu nông sản, từng bước góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi ý thức của người dân từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sang sản xuất theo khoa học, gắn với thị trường liên kết sản xuất trong giai đoạn hội nhập; từng bước hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, tiến tới xuất khẩu tại xã Thanh Điền.

GS.TS Võ Tòng Xuân đề nghị địa phương tăng cường phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị nông sản, đó là con đường ngắn và bền vững nhất đối với nền nông nghiệp huyện Châu Thành.

Thanh Điền cần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, từng bước hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao- Ảnh minh hoạ.

Ông Nguyễn Trung Hiếu- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, Thanh Điền là xã nội địa, có diện tích tự nhiên trên 2.400 hecta, trong đó đất nông nghiệp là gần 2.000 hecta, chiếm hơn 80%. Do đặc điểm tình hình, diện tích trồng lúa trên địa bàn xã chia thành 2 vùng, vùng đất trũng thấp và vùng đất gò.

Tổng diện tích gieo sạ lúa 3 vụ đông xuân, hè thu và vụ mùa trên địa bàn xã là 3.090 hecta. Với diện tích trồng lúa trên 80%, nhưng hiện nay trên địa bàn xã chưa thực hiện được mô hình liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). Còn thiếu nhà doanh nghiệp thu mua sản phẩm của người dân, nên người dân phải bán cho thương lái dẫn đến tình trạng lệ thuộc và bị ép giá.

Bên cạnh đó, huyện chưa tìm được nhà đầu tư toàn diện chiến lược hội đủ các yếu tố như cung cấp phân bón, lúa giống, thuốc, thu mua và chế biến; còn người dân chưa dám mạnh dạn thay đổi giống mới mang lại hiệu quả sản xuất và năng suất.

Tố Tuấn

Tin cùng chuyên mục