Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Hôm nay 22/10, Quốc hội nghe tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, 2025; thảo luận 3 dự án Luật
Thứ ba: 09:37 ngày 22/10/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Quốc hội nghe Báo cáo và Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024; dự toán ngân sách nhà nước 2025; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027…

Quốc hội họp phiên toàn thể sáng 21/10.

Dự kiến, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe: Báo cáo và Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027;

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dữ liệu; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

* Trước đó, ngày 2/10, Ủy ban Tài chính - Ngân sách tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 25, thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; Kế hoạch tài chính 3 năm 2025-2027...

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; Kế hoạch tài chính 3 năm 2025-2027, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho biết, năm 2024, bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội chịu nhiều tác động từ các yếu tố trong nước và ngoài nước.

Đặc biệt thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, nhất là bão số 3, sạt lở ở các tỉnh phía Bắc đã ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh, sức khỏe, tính mạng, đời sống nhân dân, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến GRDP của nhiều địa phương...

rong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với việc ban hành cơ chế, chính sách kịp thời của Quốc hội, sự điều hành sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024 đạt được nhiều kết quả khả quan.

Cùng với mức tăng trưởng kinh tế tích cực, thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng so với dự toán Quốc hội giao. Trong đó, một số khoản thu nội địa tăng lớn; thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đạt gấp nhiều lần so với dự toán; số nợ thuế nội địa tăng so với thời điểm ngày 31/12/2023; đến nay vẫn còn khoản tiền chưa được phân bổ chi tiết của 18 bộ và 17 địa phương; tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển còn chậm…

Từ tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trong thời gian qua, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, Chính phủ bám sát hơn vào các Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Nghị quyết số 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024 của Quốc hội để đánh giá và báo cáo rõ những kết quả đạt được theo yêu cầu của Nghị quyết, cũng như những tồn tại, hạn chế, những nhiệm vụ hoàn thành, chưa hoàn thành; chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm và đề xuất, kiến nghị cụ thể để hoàn thành các nhiệm vụ được Quốc hội giao tại các nghị quyết.

Ngoài ra, có đánh giá toàn diện tác động tiêu cực của bão số 3, hậu quả của sạt lở, lũ lụt... đến thu chi ngân sách nhà nước năm 2024, hệ luỵ cho năm tiếp theo, đặc biệt về những thiệt hại phát sinh để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Đối với một số nội dung Chính phủ xin ý kiến, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, cần tiếp tục rà soát kỹ các khoản còn dư địa thu, nâng cao chất lượng công tác dự báo để phấn đấu tăng thu năm 2024 ở mức cao nhất làm căn cứ xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 tích cực hơn.

Rút kinh nghiệm những năm gần đây, dự toán năm 2025 cần hạn chế thấp nhất các khoản chi không phân bổ ngay từ đầu năm, chậm phân bổ. Khẩn trương hoàn thành chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27 - NQ/TW để thực hiện thống nhất. Hạn chế tối ta việc ban hành các chính sách tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nhất trí với những kiến nghị của Chính phủ về việc cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển theo đúng quy định của pháp luật; trong năm 2025 chưa xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp người có công.

Nguồn baoquocte

Tin cùng chuyên mục