Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Hôn nhân Trung Quốc: chi phí cưới cao đẩy giới trẻ vào thế khó
Thứ tư: 09:49 ngày 14/08/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Áp lực kinh tế và xã hội khiến hôn nhân trở thành một “bài toán” khó giải đối với nhiều người trẻ ở Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, số tiền mà các chàng trai phải trả để cưới vợ ngày càng tăng, thậm chí có trường hợp lên tới hơn 140.000 nhân dân tệ (19.500 USD). Việc phải chuẩn bị một số tiền lớn để kết hôn khiến nhiều người trẻ Trung Quốc áp lực và e ngại chuyện lập gia đình.

Theo thống kê của Bộ Dân chính Trung Quốc, chỉ có 1,46 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn trong quý II/2024,  giảm  18% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp thứ hai trong lịch sử chỉ sau mức 1,39 triệu trong quý IV/2022 - thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19.

Tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm mạnh trong những năm gần đây. Ảnh: Nikkei Asia

Theo khảo sát của Gong Weigang, giáo sư tại Đại Học Vũ Hán, trước đây tiền thách cưới ở Trung Quốc chỉ giao động từ 10.000-20.000 nhân dân tệ, tuy nhiên hiện nay con số đã lên tới 140.000 nhân dân tệ.

Chi phí sinh hoạt tăng cao cùng việc mua nhà ở TP để con cái được học trường tốt, đã khiến nhiều gia đình nông thôn phải đối mặt với gánh nặng kinh tế khi kết hôn, từ đó nâng mức tiền thách cưới. Thêm vào đó, tình trạng mất cân bằng giới tính do ưu ái con trai cũng là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá ‘mua vợ’ tăng cao.

Gần đây, một sự kiện mai mối tại công viên Thiên Hà, Quảng Châu đã thu hút hơn 100 người đến tham gia, trong đó nhiều bậc phụ huynh đã mang hồ sơ chi tiết về con mình với mong muốn tìm một nửa phù hợp.

Theo khảo sát của Gong Weigang, giáo sư tại Đại Học Vũ Hán, trước đây tiền thách cưới ở Trung Quốc chỉ giao động từ 10.000-20.000 nhân dân tệ, tuy nhiên hiện nay con số đã lên tới 140.000 nhân dân tệ.

Chi phí sinh hoạt tăng cao cùng việc mua nhà ở TP để con cái được học trường tốt, đã khiến nhiều gia đình nông thôn phải đối mặt với gánh nặng kinh tế khi kết hôn, từ đó nâng mức tiền thách cưới. Thêm vào đó, tình trạng mất cân bằng giới tính do ưu ái con trai cũng là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá ‘mua vợ’ tăng cao.

Gần đây, một sự kiện mai mối tại công viên Thiên Hà, Quảng Châu đã thu hút hơn 100 người đến tham gia, trong đó nhiều bậc phụ huynh đã mang hồ sơ chi tiết về con mình với mong muốn tìm một nửa phù hợp.

“Nếu con trai tôi thật lòng yêu người ấy, chúng tôi sẵn sàng chi một số tiền lớn để làm đám cưới” - mẹ của một người đàn ông 40 tuổi chia sẻ.

Một người đàn ông 30 tuổi có mặt ở sự kiện này cho biết: “Tôi đã cảm thấy quá áp lực khi phải mua nhà sau khi cưới vợ. Nếu tiền hồi môn quá cao, tôi sẽ không kết hôn”.

Tháng 12 năm ngoái, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã đưa ra quy định về việc trả lại tiền hồi môn. Nếu cuộc hôn nhân tan vỡ sớm, người chồng có thể đòi lại tiền hồi môn đã đưa. Tuy nhiên, nếu cả hai đã chung sống lâu dài và có con, việc đòi lại tiền sẽ không được Tòa án chấp thuận.

Tòa án cũng phân biệt rõ ràng giữa hồi môn và những khoản chi tiêu khác. Theo đó, quà tặng sinh nhật hay chi phí sinh hoạt hàng ngày sẽ không được coi là hồi môn.

Theo quy định của Toà án, cha mẹ có thể sẽ phải tham gia vào các vụ kiện liên quan đến tiền hồi môn trong trường hợp họ quyết định và sắp xếp hôn nhân cho con cái, ví dụ như qua những sự kiện mai mối ở Quảng Châu.

Nguồn kinhtedothi

Tin cùng chuyên mục