Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hơn nửa đời giữ đèn biển Đông
Thứ hai: 09:27 ngày 13/01/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Hình ảnh của anh khá nổi bật ở hòn đảo phong ba này. Người lính trẻ đi cùng tôi cho hay, thủ lĩnh Trạm hải đăng An Bang Nguyễn Văn Thu đấy. Anh nói giọng Bắc trầm ấm, chừng mực; chúng tôi phải thuyết phục mãi anh mới nói về nghề… gác đèn.

Trong vài buổi chiều hoàng hôn sóng gió ở hòn đảo nhỏ An Bang (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà), tôi hay bắt gặp một người đàn ông cao to, ăn mặc chỉn chu, tóc dài búi đuôi ngựa như nghệ sĩ thường đi lại trên đoạn bờ thành che chắn quanh đảo, ngắm nhìn những cơn sóng dữ liên tiếp vỗ vào. Hình như anh ta đang suy nghĩ, lo toan điều gì đó.

Hình ảnh của anh khá nổi bật ở hòn đảo phong ba này. Người lính trẻ đi cùng tôi cho hay, thủ lĩnh Trạm hải đăng An Bang Nguyễn Văn Thu đấy. Anh nói giọng Bắc trầm ấm, chừng mực; chúng tôi phải thuyết phục mãi anh mới nói về nghề… gác đèn. Câu chuyện của anh phảng phất hình ảnh chàng Robinson giữa biển khơi.

Ngọn hải đăng An Bang.

Tuổi 20 xông pha ngoài biển cả

Anh tên Nguyễn Văn Thu, quê gốc Hải Phòng, đã có hơn 30 năm gắn bó với các ngọn hải đăng từ vùng biển phía Bắc vào Nam; trong đó, 2/3 thời gian lăn lộn với sóng gió quần đảo Trường Sa. Hơn 10 năm vào nghề, anh tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong nghề quản lý, bảo hành, hoạt động đèn biển…

Nhờ thế, Thu là trong số ít người được chọn ra tiếp quản điều hành trạm hải đăng Trường Sa Lớn đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào năm 1993. Với vai trò Trưởng trạm, anh đảm trách khá nhiều công việc ở đây, như sắp xếp lên lịch trực ngày đêm, kiểm tra bảo đảm hai máy nổ vận hành tốt, lau chùi bảo quản ngọn đèn cao chót vót.

Đêm đêm, hải đăng sáng rực trên bầu trời vùng biển khơi của Tổ quốc. “Mắt thần” Trường Sa Lớn là ngọn đèn biển đầu tiên chỉ dẫn đường đi trong đêm cho nhiều tàu lớn trên tuyến đường biển phía Nam nối liền với hải phận quốc tế.

Mở rộng mạng lưới hoa tiêu hàng hải, hơn một năm sau, ngọn hải đăng thứ hai ra đời ở đảo Song Tử Tây, Thu cũng là người tiên phong được lãnh đạo biệt phái sang điều hành luôn 16 tháng.

Trạm mới thiếu người, anh gần như “bao” mọi công việc, hướng dẫn, động viên nhân viên mới quen nghề thức đêm. Thao thức với đèn biển, lo toan, vất vả, khoảng trong thời gian ấy anh sút giảm thể lực- từ 65kg còn 47kg, nhưng tinh thần luôn minh mẫn, lạc quan…

Nghiệp vụ vững chắc, lo chu toàn công việc, anh luôn được lãnh đạo ngành hàng hải giao phó trọng trách ban đầu ở các trạm giữa biển Đông. Hầu như ngọn hải đăng nào ở quần đảo Trường Sa ra đời, anh đều vinh dự “xông đất” trước tiên, làm nhiệm vụ điều hành.

Ròng rã 6 năm trời ngoài biển khơi, lần lượt tiếp quản 3 đèn biển, anh mới được nghỉ phép vào đất liền thăm gia đình cho vơi đi phần nào nỗi nhớ vợ con. Đến hẹn lại lên, hình ảnh ngọn đèn thân quen lại đưa bước chân anh tìm về với biển.

Lần này, anh lại ra Trường Sa Lớn, rồi lần lượt đến Đá Lát, Đá Tây, Song Tử Tây, An Bang; có nơi anh được phân công làm nhiệm vụ 2-3 lần, bước chân trở nên quen thuộc trên cầu thang xoắn ốc dẫn lên “mắt thần” toả sáng. Xa đảo, xa đèn, nhiều khi anh bồn chồn nhớ lắm!

 Sống ở biển lâu năm nhưng có hai nơi để lại cho anh Thu nhiều ấn tượng- bởi điều kiện khắc nghiệt, đó là đèn đảo chìm Đá Lát, đảo nổi An Bang. Nguyễn Văn Thu chinh phục tháp hải đăng Đá Lát chọc trời 2 lần trong 3 năm; đèn nằm trơ trọi giữa vùng biển đảo chìm, ôm trọn những cơn sóng lớn. Mọi sinh hoạt của Trưởng trạm Thu và 3 nhân viên như cheo leo dưới chân cột tháp lẻ loi. Anh Thu cho hay, mỗi ngày anh em thay nhau leo lên tháp ở độ cao 40m chăm sóc, bảo quản đèn hoạt động tốt.

Bên trên chân tháp bố trí thứ tự các phòng trực làm việc; đặt 2 máy phát điện, thùng chứa thực phẩm, bồn nước sinh hoạt, tận dụng không gian nhỏ trồng vài chậu rau xanh cải thiện sinh hoạt. Gặp những khi biển nổi giận, tung bão gió hoành hành, “cột điện cao thế” Đá Lát cách biệt với bên ngoài, chỉ có ý chí của anh Thu và đồng nghiệp mới giúp họ đứng vững.

Dù hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt nhưng Nguyễn Văn Thu và 3 “người lính” của mình vẫn đam mê, tận tình với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngọn hải đăng Đá Lát hình bát giác rộng hơn 20m2 gắn chặt chân tháp thẳng đứng 42m cao nhất ở vùng biển Trường Sa vẫn chiếu sáng hằng đêm bất kể thời tiết nào, tầm chiếu sáng tới 16 hải lý, dẫn đường cho biết bao con tàu ngư dân trong đêm.

Anh Thu lau chùi đèn biển khi còn ở đảo An Bang.

Rời Đá Lát, anh đến với vùng biển sóng gió An Bang, như một cơ duyên đến bây giờ anh đã 3 lần gắn bó với nó. Vị trí trấn giữ hải đăng An Bang (7 độ 52’10” vĩ độ Bắc, 112 độ 54’10” kinh độ Đông) ở vùng biển phía Nam không kém phần quan trọng, nó như “cây chữ thập” hướng dẫn tàu thuyền quốc tế đi ngang qua vùng biển Việt Nam. 5 cán bộ, nhân viên trạm ứng trực 24/24 giờ; anh Thu cùng nhân viên hằng ngày kiểm tra, bảo hành máy móc, thiết bị, mắt thần, bảo đảm vận hành hai máy phát điện chiếu sáng 100% ban đêm; chưa bao giờ đèn xảy ra sự cố nhỏ. Tàu đi qua vùng biển phía Nam này xác định được vị trí, phương hướng, tốc độ; thuyền trưởng tránh các mối nguy hiểm trên biển (vị trí bãi rạn, tàu đắm…).

Anh Thu cho biết: “Hoạt động ngành hàng hải quy định theo thông lệ quốc tế nghiêm ngặt; ban đêm đèn gặp sự cố tắt trong vòng 5 phút, trưởng trạm phải lên phòng thông tin điện thoại vệ tinh bằng máy ICOM báo về tổng công ty biết để có hướng xử lý; nếu đèn ngưng hoạt động 15 phút không có thông báo gì thì người đứng đầu tổng công ty và trạm hải đăng ra hầu toà”.

Tuy nhiên, 6/9 ngọn hải đăng anh Thu lần lượt điều hành ở quần đảo Trường Sa trên 20 năm nay chưa một lần xảy ra lỗi kỹ thuật như thế, chỉ dẫn cho cả triệu lượt tàu trong, ngoài nước an toàn trong đêm. Ở vùng biển Trường Sa, khoảng 70 hải lý có 1 đèn biển án ngữ; mỗi đèn một vẻ, không lặp lại hình dạng, ánh sáng cho tàu xác định vị trí, khẳng định chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Gia đình để lại đất liền

20 năm ở Trường Sa, Nguyễn Văn Thu chỉ vỏn vẹn về phép 3 lần ăn tết cùng gia đình. Anh chia sẻ: “Bởi điều kiện công tác xa đất liền, bố mẹ mất, tôi đều không có mặt ở nhà. Cuối năm 2005, tôi đến nhận nhiệm vụ trưởng trạm hải đăng Đá Tây 3 tháng, bất ngờ một hôm anh Nguyễn Vũ Bảo- Giám đốc Công ty Bảo hiểm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo tại Vũng Tàu điện ra bảo: “Chuẩn bị tư tưởng có tin buồn”, thông báo bố mất, rồi anh động viên an ủi. Tôi chỉ biết thắp nén nhang tưởng nhớ bố. Còn trước đó, lúc mẹ mất vào năm 1979, tôi đang ở Trạm hải đăng luồng cảng Đà Nẵng. Chờ đợi tàu lửa thời bao cấp hồi ấy, về được Hải Phòng mất tới 10 ngày, không có mặt tiễn đưa mẹ được!”…

Cuộc đời biển cả, hạnh phúc gia đình cũng thiệt thòi. Anh cưới vợ 19 ngày phải ra đảo làm nhiệm vụ; sau này cả 2 đứa con trai chào đời, anh không có điều kiện ở nhà chăm sóc vợ. Con trai lớn lên không mấy khi được ở gần người cha thân yêu. Bố chỉ động viên qua những cánh thư, sóng điện thoại. Tiếp bước truyền thống gia đình, hai con Nguyễn Thái Lâm, Nguyễn Thái Hùng đều học hành thành đạt, tốt nghiệp đại học Bách khoa ngành dầu khí, đại học Hàng hải Hải Phòng…

Buổi sáng trò chuyện cùng anh ở đảo An Bang, nhìn thấy khá nhiều tấm ảnh màu tươi đẹp do Nguyễn Văn Thu chụp chung với gia đình trong tập album ảnh cưới con trai, tôi tò mò hỏi, anh bảo: “Hình ghép đấy”. Hoá ra, để có bố thân yêu trong ngày cưới (19.7.2011), vợ chồng người con trai đầu Thái Lâm - Phạm Mỹ dùng những tấm ảnh cũ của cha lồng vào ảnh cưới bằng kỹ thuật photoshop, y như có bố trong ngày vui của mình… Anh cho biết, mình lăn lộn với sóng gió Trường Sa hơn 20 năm nay nhờ có người vợ biết chia sẻ với chồng, cô ấy lặng lẽ chịu thiệt thòi, lo toan gánh vác trách nhiệm gia đình. Còn anh, thời gian đầu ra đảo xa nhớ thương gia đình nhỏ lắm chứ, nhưng xác định nghề đã chọn, cố gắng vượt qua thử thách, làm tròn trách nhiệm đối với mỗi ngọn hải đăng được giao phó.

Bây giờ anh đã nghỉ hưu nhưng vẫn thường nhớ về hình ảnh các ngọn hải đăng của những năm tháng xông pha nơi đầu sóng.

Tuổi 20 xông pha ngoài biển cả

Anh tên Nguyễn Văn Thu, quê gốc Hải Phòng, đã có hơn 30 năm gắn bó với các ngọn hải đăng từ vùng biển phía Bắc vào Nam; trong đó, 2/3 thời gian lăn lộn với sóng gió quần đảo Trường Sa. Hơn 10 năm vào nghề, anh tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong nghề quản lý, bảo hành, hoạt động đèn biển… Nhờ thế, Thu là trong số ít người được chọn ra tiếp quản điều hành trạm hải đăng Trường Sa Lớn đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào năm 1993. Với vai trò Trưởng trạm, anh đảm trách khá nhiều công việc ở đây, như sắp xếp lên lịch trực ngày đêm, kiểm tra bảo đảm hai máy nổ vận hành tốt, lau chùi bảo quản ngọn đèn cao chót vót. Đêm đêm, hải đăng sáng rực trên bầu trời vùng biển khơi của Tổ quốc. “Mắt thần” Trường Sa Lớn là ngọn đèn biển đầu tiên chỉ dẫn đường đi trong đêm cho nhiều tàu lớn trên tuyến đường biển phía Nam nối liền với hải phận quốc tế. Mở rộng mạng lưới hoa tiêu hàng hải, hơn một năm sau, ngọn hải đăng thứ hai ra đời ở đảo Song Tử Tây, Thu cũng là người tiên phong được lãnh đạo biệt phái sang điều hành luôn 16 tháng. Trạm mới thiếu người, anh gần như “bao” mọi công việc, hướng dẫn, động viên nhân viên mới quen nghề thức đêm. Thao thức với đèn biển, lo toan, vất vả, khoảng trong thời gian ấy anh sút giảm thể lực- từ 65kg còn 47kg, nhưng tinh thần luôn minh mẫn, lạc quan… Nghiệp vụ vững chắc, lo chu toàn công việc, anh luôn được lãnh đạo ngành hàng hải giao phó trọng trách ban đầu ở các trạm giữa biển Đông. Hầu như ngọn hải đăng nào ở quần đảo Trường Sa ra đời, anh đều vinh dự “xông đất” trước tiên, làm nhiệm vụ điều hành. Ròng rã 6 năm trời ngoài biển khơi, lần lượt tiếp quản 3 đèn biển, anh mới được nghỉ phép vào đất liền thăm gia đình cho vơi đi phần nào nỗi nhớ vợ con. Đến hẹn lại lên, hình ảnh ngọn đèn thân quen lại đưa bước chân anh tìm về với biển. Lần này, anh lại ra Trường Sa Lớn, rồi lần lượt đến Đá Lát, Đá Tây, Song Tử Tây, An Bang; có nơi anh được phân công làm nhiệm vụ 2-3 lần, bước chân trở nên quen thuộc trên cầu thang xoắn ốc dẫn lên “mắt thần” toả sáng. Xa đảo, xa đèn, nhiều khi anh bồn chồn nhớ lắm!

  Sống ở biển lâu năm nhưng có hai nơi để lại cho anh Thu nhiều ấn tượng- bởi điều kiện khắc nghiệt, đó là đèn đảo chìm Đá Lát, đảo nổi An Bang. Nguyễn Văn Thu chinh phục tháp hải đăng Đá Lát chọc trời 2 lần trong 3 năm; đèn nằm trơ trọi giữa vùng biển đảo chìm, ôm trọn những cơn sóng lớn. Mọi sinh hoạt của Trưởng trạm Thu và 3 nhân viên như cheo leo dưới chân cột tháp lẻ loi. Anh Thu cho hay, mỗi ngày anh em thay nhau leo lên tháp ở độ cao 40m chăm sóc, bảo quản đèn hoạt động tốt. Bên trên chân tháp bố trí thứ tự các phòng trực làm việc; đặt 2 máy phát điện, thùng chứa thực phẩm, bồn nước sinh hoạt, tận dụng không gian nhỏ trồng vài chậu rau xanh cải thiện sinh hoạt. Gặp những khi biển nổi giận, tung bão gió hoành hành, “cột điện cao thế” Đá Lát cách biệt với bên ngoài, chỉ có ý chí của anh Thu và đồng nghiệp mới giúp họ đứng vững. Dù hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt nhưng Nguyễn Văn Thu và 3 “người lính” của mình vẫn đam mê, tận tình với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngọn hải đăng Đá Lát hình bát giác rộng hơn 20m2 gắn chặt chân tháp thẳng đứng 42m cao nhất ở vùng biển Trường Sa vẫn chiếu sáng hằng đêm bất kể thời tiết nào, tầm chiếu sáng tới 16 hải lý, dẫn đường cho biết bao con tàu ngư dân trong đêm.

Rời Đá Lát, anh đến với vùng biển sóng gió An Bang, như một cơ duyên đến bây giờ anh đã 3 lần gắn bó với nó. Vị trí trấn giữ hải đăng An Bang (7 độ 52’10” vĩ độ Bắc, 112 độ 54’10” kinh độ Đông) ở vùng biển phía Nam không kém phần quan trọng, nó như “cây chữ thập” hướng dẫn tàu thuyền quốc tế đi ngang qua vùng biển Việt Nam. 5 cán bộ, nhân viên trạm ứng trực 24/24 giờ; anh Thu cùng nhân viên hằng ngày kiểm tra, bảo hành máy móc, thiết bị, mắt thần, bảo đảm vận hành hai máy phát điện chiếu sáng 100% ban đêm; chưa bao giờ đèn xảy ra sự cố nhỏ. Tàu đi qua vùng biển phía Nam này xác định được vị trí, phương hướng, tốc độ; thuyền trưởng tránh các mối nguy hiểm trên biển (vị trí bãi rạn, tàu đắm…).

Anh Thu cho biết: “Hoạt động ngành hàng hải quy định theo thông lệ quốc tế nghiêm ngặt; ban đêm đèn gặp sự cố tắt trong vòng 5 phút, trưởng trạm phải lên phòng thông tin điện thoại vệ tinh bằng máy ICOM báo về tổng công ty biết để có hướng xử lý; nếu đèn ngưng hoạt động 15 phút không có thông báo gì thì người đứng đầu tổng công ty và trạm hải đăng ra hầu toà”. Tuy nhiên, 6/9 ngọn hải đăng anh Thu lần lượt điều hành ở quần đảo Trường Sa trên 20 năm nay chưa một lần xảy ra lỗi kỹ thuật như thế, chỉ dẫn cho cả triệu lượt tàu trong, ngoài nước an toàn trong đêm. Ở vùng biển Trường Sa, khoảng 70 hải lý có 1 đèn biển án ngữ; mỗi đèn một vẻ, không lặp lại hình dạng, ánh sáng cho tàu xác định vị trí, khẳng định chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Gia đình để lại đất liền

20 năm ở Trường Sa, Nguyễn Văn Thu chỉ vỏn vẹn về phép 3 lần ăn tết cùng gia đình. Anh chia sẻ: “Bởi điều kiện công tác xa đất liền, bố mẹ mất, tôi đều không có mặt ở nhà. Cuối năm 2005, tôi đến nhận nhiệm vụ trưởng trạm hải đăng Đá Tây 3 tháng, bất ngờ một hôm anh Nguyễn Vũ Bảo- Giám đốc Công ty Bảo hiểm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo tại Vũng Tàu điện ra bảo: “Chuẩn bị tư tưởng có tin buồn”, thông báo bố mất, rồi anh động viên an ủi. Tôi chỉ biết thắp nén nhang tưởng nhớ bố. Còn trước đó, lúc mẹ mất vào năm 1979, tôi đang ở Trạm hải đăng luồng cảng Đà Nẵng. Chờ đợi tàu lửa thời bao cấp hồi ấy, về được Hải Phòng mất tới 10 ngày, không có mặt tiễn đưa mẹ được!”… Cuộc đời biển cả, hạnh phúc gia đình cũng thiệt thòi. Anh cưới vợ 19 ngày phải ra đảo làm nhiệm vụ; sau này cả 2 đứa con trai chào đời, anh không có điều kiện ở nhà chăm sóc vợ. Con trai lớn lên không mấy khi được ở gần người cha thân yêu. Bố chỉ động viên qua những cánh thư, sóng điện thoại. Tiếp bước truyền thống gia đình, hai con Nguyễn Thái Lâm, Nguyễn Thái Hùng đều học hành thành đạt, tốt nghiệp đại học Bách khoa ngành dầu khí, đại học Hàng hải Hải Phòng… Buổi sáng trò chuyện cùng anh ở đảo An Bang, nhìn thấy khá nhiều tấm ảnh màu tươi đẹp do Nguyễn Văn Thu chụp chung với gia đình trong tập album ảnh cưới con trai, tôi tò mò hỏi, anh bảo: “Hình ghép đấy”. Hoá ra, để có bố thân yêu trong ngày cưới (19.7.2011), vợ chồng người con trai đầu Thái Lâm - Phạm Mỹ dùng những tấm ảnh cũ của cha lồng vào ảnh cưới bằng kỹ thuật photoshop, y như có bố trong ngày vui của mình… Anh cho biết, mình lăn lộn với sóng gió Trường Sa hơn 20 năm nay nhờ có người vợ biết chia sẻ với chồng, cô ấy lặng lẽ chịu thiệt thòi, lo toan gánh vác trách nhiệm gia đình. Còn anh, thời gian đầu ra đảo xa nhớ thương gia đình nhỏ lắm chứ, nhưng xác định nghề đã chọn, cố gắng vượt qua thử thách, làm tròn trách nhiệm đối với mỗi ngọn hải đăng được giao phó.

Bây giờ anh đã nghỉ hưu nhưng vẫn thường nhớ về hình ảnh các ngọn hải đăng của những năm tháng xông pha nơi đầu sóng.

T.K

Tin cùng chuyên mục