Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
IOC gánh chịu áp lực hoãn Olympic
Thứ hai: 11:03 ngày 23/03/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Liên đoàn Điền kinh Tây Ban Nha đã tham gia kêu gọi hoãn Thế vận hội Tokyo vào mùa hè này do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sau các liên đoàn bơi lội của Mỹ, Pháp...

Liên đoàn Điền kinh Tây Ban Nha (RFEA) thay mặt cho phần lớn các vận động viên Tây Ban Nha ủng hộ việc hoãn Olympic Tokyo 2020, dự kiến diễn ra từ ngày 24-7 đến 9-8 tại Nhật Bản với khoảng 17.000 quan chức, huấn luyện viên, vận động viên trên khắp thế giới tập trung về.

Nội dung kêu gọi của RFEA có đoạn: “Hoàn cảnh COVID-19 bây giờ không đảm bảo cho sự chuẩn bị đầy đủ hoặc cạnh tranh công bằng của giới vận động viên trên thế giới mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe”. Tây Ban Nha cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đã ghi nhận hơn 1.320 trường hợp tử vong do COVID-19 và hiện cả nước đang gồng mình ngăn chặn sự lây lan của virus.

Các liên đoàn bơi lội của Mỹ và Pháp, Ủy ban Olympic Na Uy cũng đã đưa ra yêu cầu hoãn Thế vận hội lên Ủy ban Olympic Thế giới (IOC). Nó chính là những áp lực mạnh mẽ buộc các nhà tổ chức Olympic phải lắng nghe và thực hiện trong bối cảnh toàn cầu điêu đứng vì đại dịch. Rất nhiều tổ chức thể thao lo lắng cho sự an toàn của những người tham dự Olympic, nhưng người đứng đầu Thomas Bach của IOC vẫn do dự khi nói “còn quá sớm để đưa ra quyết định lớn như vậy”.

Biểu tượng Olympic trong nỗi lo dịch COVID-19.Ảnh: GETTY IMAGES

Người dân Nhật đổ xô đến nhà ga Sendai ở Miyagi xem đuốc Olympic trong sự lo lắng của các cơ quan y tế. Ảnh: CCT

Liên đoàn Bơi lội Mỹ gay gắt: “Điều đúng đắn và có trách nhiệm phải làm của IOC là ưu tiên sức khỏe và sự an toàn của mọi người. Các vận động viên của chúng tôi không thể tập luyện bình thường mà không có nguy cơ nhiễm virus”. Còn liên đoàn bơi lội của Pháp gửi thông điệp: “Thế vận hội không thể tổ chức đúng cách trong bối cảnh hiện tại”.

Chủ tịch Điền kinh thế giới Sebastian Coe cho biết: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên tổ chức Thế vận hội bằng mọi giá. Điều này chắc chắn không an toàn cho vận động viên”. Theo Sebastian Coe, việc tiếp tục tổ chức hay hoãn Olympic có thể rõ ràng hơn trong những ngày tới.

Trước đó, Ủy ban Olympic Na Uy (NOC) cho biết đã gửi thư cho IOC nói rõ lệnh cấm của chính phủ Na Uy đối với các hoạt động thể thao có tổ chức đã khiến cho phong trào thể thao ở Na Uy gặp rất nhiều khó khăn: “Chúng tôi khuyến nghị Thế vận hội ở Tokyo không diễn ra trước khi tình hình COVID-19 phải nằm dưới sự kiểm soát vững chắc trên quy mô toàn cầu. Còn hiện tại, IOC đang đặt chúng ta vào tình thế nguy hiểm”.

Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh của Anh Nic Coward cũng đặt câu hỏi về việc có cần thiết tổ chức Thế vận hội mùa hè này vì sự không an toàn xung quanh mối lo ngại lây lan của COVID-19, hiện đã giết chết hơn 12.700 người trên toàn thế giới.

IOC chuyền bóng cho Ủy ban Olympic quốc gia Nhật Bản

IOC đang chịu áp lực quá lớn phải hoãn Thế vận hội Tokyo có vẻ lung lay khi dò hỏi Ủy ban Olympic quốc gia Nhật Bản (NOC) về tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đối với việc chuẩn bị. AFP tìm thấy bản câu hỏi có tên: “COVID-19 và công tác chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020” bằng tiếng Pháp với nội dung IOC hỏi NOC “làm thế nào để các quy định khẩn cấp liên quan đến COVID-19 bảo đảm an toàn cho các vận động viên?”. Trong đó, IOC đặt ra những thay đổi có thể bắt buộc hoặc thậm chí di dời các địa điểm thi đấu…

Bên cạnh số lượng tiếng nói ngày càng tăng của các liên đoàn thể thao thành viên, các vận động viên,… bởi sự chậm trễ và trì hoãn quyết định hoãn Olympic thì việc các giải thể thao quốc tế lớn, chẳng hạn như Euro 2020 vừa chính thức lùi lại một năm, đang khiến IOC gánh chịu sức ép lớn. Trước đó, Chủ tịch IOC Thomas Bach trấn an: “Chúng ta còn cách Thế vận hội bốn tháng rưỡi. Còn quá sớm để chúng tôi có trách nhiệm công bố hoãn Olympic lại ở thời điểm này”. 

Nguồn PLO

Tin cùng chuyên mục