Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Nam
Thứ bảy: 19:20 ngày 16/03/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chiều 16-3, tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TPHCM) đã diễn ra lễ khai mạc cuộc thi Khoa học Kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 khu vực phía Nam.

Chiều 16-3, tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TPHCM) đã diễn ra lễ khai mạc cuộc thi Khoa học Kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 khu vực phía Nam. 

Từ phải qua: Các ông Hồng Sơn, Nguyễn Văn Phúc và ông Lê Thanh Liêm đang xem sản phẩm dự thi đề tài "Máy báo động sạt lỡ đất" của hai em học sinh trường THPT Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Đến tham dự khai mạc có các ông Lê Thanh Liêm Phó chủ tịch Thường trực UBND TPHCM; Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, sự bùng nổ tri thức kết hợp với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 buộc ngành giáo dục phải có nhiều thay đổi về nội dung giảng dạy. Qua đó, người dạy thay đổi cách dạy, người học thay đổi cách học và có nhiều cải tiến trong phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Qua 6 năm tổ chức, cuộc thi khoa học kỹ thuật đã thu hút nhiều ý tưởng nghiên cứu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, mở ra hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông. Từ cuộc thi này, Việt Nam sẽ chọn ra những đại diện ưu tú tham gia Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế sẽ diễn ra vào tháng 5-2019 tại Mỹ.

Em Thanh Giàu - Trường THPT Kon Tum đang diễn giải cho Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chiếc tay robot chuyển động như tay người điều khiển. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Đánh giá cao sức lan tỏa từ cuộc thi, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, đây là sân chơi giúp học sinh giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học các em đã dày công nghiên cứu, đồng thời cũng có cơ hội giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương.

Học sinh trường Nguyễn Tất Thành- Kon Tum đang test lại cánh tay Robot biết phân biệt màu để sàn lọc sản phẩm. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Bên cạnh đó, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM thông tin, cuộc thi năm nay rất chú trọng khâu tổ chức như xây dựng địa chỉ trang web riêng, đăng tải tất cả thông tin cần thiết cho phụ huynh và học sinh theo dõi, ngoài ra còn có bộ phận tình nguyện viên túc trực luôn sẵn sàng hỗ trợ việc đi lại, ăn ở, làm đầu mối thông tin cho các đoàn tham dự. Cuộc thi khu vực phía Nam năm nay thu hút 34 đoàn đến từ 32 tỉnh, thành với gần 200 đại biểu và 407 học sinh tham gia.

Cuộc thi sẽ diễn ra trong 4 ngày từ ngày 16 đến ngày 19-3 với nhiều đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cao như hệ thống cảnh báo và giữ khoảng cách an toàn cho xe máy, thiết bị thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn ở các tòa nhà cao tầng, hệ thống hỗ trợ dự báo và cảnh báo sạt lở đất, chất tẩy rửa đa năng...

Được tổ chức lần đầu tiên từ năm học 2011-2012, hàng năm cuộc thi thu hút hơn 10.000 dự án tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tuyển chọn gần 500 dự án với khoảng 900 học sinh đến từ 63 tỉnh, thành phố, các trường trung học trực thuộc và các trường THPT chuyên thuộc các trường đại học tham dự.

Năm học 2018-2019, cuộc thi ở phía Bắc đã thu hút 252 dự án với 487 học sinh tham gia. Riêng ở khu vực phía Nam, cuộc thi có 229 dự án với 409 học sinh tham dự. Trong đó, cấp THPT có 191 dự án với 342 học sinh, cấp THCS có 38 dự án với 67 học sinh tham dự ở 20 lĩnh vực.

Nguồn SGGPO

Tin cùng chuyên mục