Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Đào tạo giáo viên theo đơn đặt hàng:
Khó khả thi
Thứ ba: 23:26 ngày 29/03/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Theo quy định của Nghị định 116, nếu sinh viên tốt nghiệp nhưng không công tác trong ngành thì sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo. Thế nhưng, trường hợp sinh viên đó dự thi viên chức không trúng tuyển vì lý do khách quan nào đó, thì sao?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT thăm Trường mẫu giáo Rạng Đông (thị xã Hoà Thành).

Tháng 9.2020, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Gần hai năm kể từ ngày có hiệu lực, đến nay, chỉ có một nội dung của nghị định (hỗ trợ mỗi tháng 3,6 triệu đồng) bước đầu được các trường sư phạm thực hiện.

Nội dung quan trọng khác của Nghị định 116 (đào tạo theo đơn đặt hàng) chưa địa phương nào trong cả nước thực hiện, tính đến thời điểm này. Nhiều người trong ngành nhìn nhận, tính khả thi của Nghị định 116 không cao, việc đào tạo giáo viên theo đơn đặt hàng khó có thể thành công.

 

CHƯA CÓ CHỈ TIÊU NÀO

“Đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, chính sách này nếu nói hoàn toàn mới thì không đúng cho lắm. Chúng ta nhớ lại, giai đoạn trước, Tây Ninh từng áp dụng chính sách đào tạo giáo viên mầm non theo hộ khẩu. Thời điểm đó, các huyện, thị căn cứ nhu cầu giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng, đăng ký với Trường cao đẳng Sư phm (CĐSP) Tây Ninh đào to giáo viên cho địa phương mình.

Nhiu em hc sinh ph thông có h khu nơi không có nhu cu giáo viên, trong khi li mong mun có vic làm và nguyn vng làm giáo viên lách lut bng cách nhp h khu vào nhà người quen huyn, th có nhu cu đào to giáo viên.

Thế nhưng, sau khi hc xong, chính nhng sinh viên đó không v nhn công tác ti nơi đã nhp khu. Sau đó, h đi đâu cũng không ai biết và cũng không có chế tài nào ràng buc.

Đó là trong phm vi mi tnh, khi trường sư phm còn có chc năng, nhim v đào to giáo viên ph thông, còn hin nay, chính sách này trin khai trong c nước, tôi nghĩ ch khác v quy mô ch tính cht và hiu qu không nhiu khác bit- mt v trưởng phòng GD&ĐT Tây Ninh chia s ý kiến khi được hi v chính sách đào to theo địa ch.

Một cán bộ làm công tác tổ chức trong ngành Giáo dục Tây Ninh cho biết, cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác, Tây Ninh chưa triển khai chính sách này, nói cho dễ hiểu, hiện tại chưa có chỉ tiêu nào được gửi đi đào tạo. Vị cán bộ này nhìn nhận, Nghị định 116 là chính sách mới nhằm thu hút hc sinh ph thông thi vào ngành sư phm. Tuy vy, chính sách này liu có thành công hay không, thành công mc nào, cách thc thc hin ra sao, vn còn nhiu ý kiến khác nhau.

“Có ý kiến nêu, trường hợp sau khi tốt nghiệp, sinh viên sư phạm vẫn làm trong ngành nhưng không về tỉnh (nơi đặt hàng đào tạo) mà đến công tác trong ngành Giáo dục ở tỉnh khác thì có phải bồi hoàn kinh phí hay không?”- vị cán b ngành Giáo dc cho biết.

Mặt khác, chính sách tuyển dụng, theo quy định của Bộ Nội vụ là phải có cạnh tranh, vì ngoài nhóm đối tượng được hỗ trợ chính sách thì vẫn có sinh viên tự do. Khi tổ chức tuyển dụng, nếu sinh viên sư phạm được hỗ trợ kinh phí đi học nhưng không trúng tuyển, còn sinh viên tự do lại trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng thì sinh viên đào tạo theo đơn đặt hàng có phi bi hoàn kinh phí không? V nguyên tc, nếu h không trúng tuyn trong k tuyn dng thì không th yêu cu bi hoàn kinh phí, vì h cũng mun thc hin cam kết nhưng li không trúng tuyn- v này nêu ý kiến.

Một ý kiến khác (cũng đang làm công tác tổ chức trong ngành) bình luận rằng, chính sách mới, xét về bản chất, không khác nhiều so với chế độ cử tuyển trước đây. Suốt thời gian dài, chế độ cử tuyển không phát huy hiệu quả hoặc có nhưng hạn chế.

“Sinh viên mầm non học mất 3 năm, sinh viên ngành giáo dục phổ thông học mất hơn 4 năm. Khi học xong, nếu không có chỉ tiêu tuyển dụng thì sao?”- vị cán b băn khoăn, và theo ông, để đơn gin hơn, có th cho hc sinh ph thông (sau khi tt nghip THPT) đăng ký hc sư phm theo nguyn vng, hc xong v địa phương b trí vic làm.

Có thể thấy, chính sách đào tạo, chế độ tuyển dụng trong ngành Giáo dục có nhiều biến động, thay đổi theo từng giai đoạn, thời kỳ. Có giai đoạn thiếu giáo viên trầm trọng nhưng cũng có giai đoạn sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp rất nhiều. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, hệ thống trường cao đẳng sư phạm chỉ có thể đào tạo giáo viên mầm non, không đào tạo giáo viên phổ thông nữa.

KHÔNG THÍCH RÀNG BUỘC

Vấn đề ở đây, đối với ngành Giáo dục, việc tính toán nhu cầu nhân lực tương đối dễ hơn so với lĩnh vực khác, vì chỉ cần căn cứ vào tỷ lệ tăng dân số, quy mô trường lớp là tính được nhu cầu nguồn lao động trong ngành. Tuy vậy, theo quy định hiện hành, ngành Giáo dục (từ trung ương xuống địa phương) chỉ quản lý, điều hành về chuyên môn của ngành, còn vấn đề con người, biên chế, tuyển dụng, hợp đồng... lại do ngành Nội vụ nắm giữ.

Việc triển khai chính sách đào tạo giáo viên theo đơn đặt hàng đã và đang có nhiu ý kiến, quan đim khác nhau. Có th chia thành hai nhóm ý kiến. Nhóm ý kiến th nht nhìn nhn, đây là mt chính sách tt vì điu này chng minh rng, Nhà nước đã và đang hết sc quan tâm đến giáo dc theo tinh thần “giáo dục là quốc sách”.

Nhóm ý kiến thứ hai không phải không tán thành chính sách, mà cho rằng chính sách này khó thành công vì thực tế chứng minh rằng, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sư phạm được đào tạo theo chính sách cử tuyển nhưng không làm việc theo địa chỉ, nói trắng ra, họ không giữ đúng cam kết. Mới đây, trao đổi với báo giới,

Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga- Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nhìn nhận, việc chậm trễ trong việc triển khai Nghị định 116 không phải do các địa phương chậm chạp trong khâu thực hiện.

Theo bà, nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tế khiến cho các địa phương không thể tự tháo gỡ được nếu như không tiếp tục có những văn bản hướng dẫn, quy định khác. Vướng mắc đầu tiên ở khâu có đấu thầu, nghĩa là đào tạo giáo viên cũng như cung cấp một mặt hàng, các cơ sở đào tạo là doanh nghiệp cung cấp mặt hàng đó.

Trong khi đó, chất lượng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục không phải lúc nào cũng ngang nhau, và không bao giờ có chuyện chất lượng đào tạo ngang bằng nhau. Đưa ra đấu thầu thì còn nhiều yếu tố khác để quyết định cơ sở nào thắng thầu. Sẽ ra sao nếu như những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng, có bề dày thành tích lại liên tục trượt thầu vì những lý do nào đó? Tiếp theo, sinh viên được đào tạo theo hình thức đấu thầu, đặt hàng (hiểu ngắn gọn là nhà nước chi trả tiền đào tạo) ra trường nhưng không phải đương nhiên trở thành giáo viên, họ vẫn phải qua kỳ thi tuyển viên chức ngành Giáo dục.

Theo quy định của Nghị định 116, nếu sinh viên tốt nghiệp nhưng không công tác trong ngành thì sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo. Thế nhưng, trường hợp sinh viên đó dự thi viên chức không trúng tuyển vì lý do khách quan nào đó, thì sao?

Hơn nữa, những sinh viên đào tạo theo nhu cầu xã hội (tự bỏ tiền ra để đi học, không được hỗ trợ) vẫn được quyền thi tuyển và trúng tuyển thì có sự không công bằng trong chính sách (cùng là giáo viên, người được hỗ trợ kinh phí đào tạo, người không được hỗ trợ) vì hai nhóm đối tượng khác nhau.

“Tất cả những bất cập vừa nêu khiến cho Nghị định 116 chưa được thực hiện ở rất nhiều địa phương. Số tiền bỏ ra để đấu thầu, đặt hàng đào tạo giáo viên của mỗi địa phương hằng năm sẽ chiếm một phần ngân sách không nhỏ nhưng lại đứng trước nhiều bất cập chưa có giải đáp nên các địa phương chưa thể tiến hành được”- vị đại biểu Quốc hội phân tích.

Thực tế cho thấy, vướng mắc về pháp lý, thủ tục, quy trình thực hiện sự cam kết làm việc trong ngành khi đào tạo theo đơn đặt hàng là có tht. Nhưng có mt s tht khác ít được đề cp: người đi hc (sinh viên) không mun b ràng buc sau khi ra trường.

Tây Ninh hiện có 1.801 giáo viên bậc học mầm non, trong khi toàn tỉnh cần ít nhất 2.064 giáo viên cho bậc học này, còn thiếu 263 giáo viên. Đó là con số theo tính toán. Còn đối chiếu với quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì nhu cầu giáo viên cho bậc học mầm non là 2.230 giáo viên. Chưa nói vị trí việc làm khác trong trường mầm non, chỉ riêng giáo viên, Tây Ninh đang thiếu 429 người.


Giáo dục phổ thông, cấp tiểu học, toàn tỉnh hiện có 4.432 giáo viên, trong khi nhu cầu theo định mức (Bộ GD&ĐT), Tây Ninh cần 4.705 giáo viên, thiếu 273 giáo viên. Cấp THCS, toàn tỉnh có 2.856 giáo viên, theo quy định, cấp học này cần 3.173 giáo viên, thiếu 317 giáo viên. Cấp THPT hiện có 1.371 giáo viên, trong khi theo quy định, cấp học này cần 1.617 giáo viên, thiếu 246 giáo viên. Cộng lại, toàn tỉnh đang thiếu 1.265 giáo viên các cấp học, bậc học.

VIỆT ĐÔNG

Tin cùng chuyên mục