Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Không quảng cáo đồ uống có cồn trong trường học
Thứ năm: 07:46 ngày 28/12/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, triển khai chương trình sữa học đường, tăng cường vận động thể lực cho trẻ em, học sinh; không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong trường học...

 Bậc học mầm non vừa có học sinh suy dinh dưỡng lại vừa có học sinh béo phì.

Ngày 21.12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 46/CT-TTg về công tác dinh dưỡng trong tình hình mới. Chỉ thị có nêu: trong những năm qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam đã giảm đáng kể, bữa ăn của người dân được bảo đảm hơn về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em sớm hơn dự định.

 

ên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức cao, chiếm tới 24,6%; tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là ở khu vực thành thị.

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện; chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý; việc ăn mặn, ăn ít rau và trái cây, thiếu vận động thể lực làm gia tăng nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm. Tầm vóc của người Việt Nam chậm cải thiện và thấp hơn so với trung bình chiều cao tại nhiều nước trong khu vực.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, học sinh, người lao động, người bệnh và người cao tuổi chưa được quan tâm đầy đủ. Kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 còn nhiều hạn chế, mới tập trung chủ yếu vào phòng, chống suy dinh dưỡng, nhiều chỉ tiêu quan trọng khác chưa đạt.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người dân của nhiều cấp uỷ Ðảng, chính quyền và đa số người dân còn chưa đầy đủ; nhiều bộ, ngành và địa phương chưa thật sự quan tâm đầu tư cho công tác dinh dưỡng; công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các mục tiêu về dinh dưỡng chưa đạt hiệu quả cao.

Ðể thực hiện được các chỉ tiêu về dinh dưỡng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII (Nghị quyết 20) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người dân trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Bộ Y tế chủ trì triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về dinh dưỡng theo chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 20.

Trong đó tập trung xây dựng các khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm tuổi, nhóm đối tượng đặc thù, sử dụng nguồn thực phẩm tại địa phương và phù hợp với khẩu vị theo vùng, miền; tập trung giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì, dinh dưỡng để dự phòng và điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, các bệnh không lây nhiễm khác và dinh dưỡng cho người cao tuổi vv...

Bộ Giáo dục - Ðào tạo tăng cường lồng ghép các chương trình giáo dục thay đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực phù hợp với trẻ em, học sinh trong trường học vì mục đích phát triển toàn diện cho trẻ thơ.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để giáo dục, hướng dẫn về dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp cho trẻ em, học sinh, đặc biệt là cho nhóm tuổi tiền dậy thì và dậy thì; tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, triển khai chương trình sữa học đường, tăng cường vận động thể lực cho trẻ em, học sinh; không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong trường học; tăng cường phối hợp với ngành Y tế để theo dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng, các can thiệp dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, học sinh trong trường học.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì chỉ đạo tăng cường thực hiện các chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật, chú trọng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ð.V.T

 

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục