Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Khuyến khích đầu tư, sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Thứ tư: 00:07 ngày 16/09/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 885/QÐ-TTg ngày 23.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Thu hoạch dưa lưới ở Trung tâm Sinh học công nghệ cao Tây Ninh. Ảnh: Lê Văn Hải

Việc triển khai kế hoạch này nhằm thực hiện Ðề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch và dịch vụ; tăng cường áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học, thuốc thảo mộc...) trong sản xuất nông nghiệp và từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận… Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ còn giúp tạo ra môi trường an toàn cho người sản xuất và sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2020 - 2025, Tây Ninh định hướng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số đối tượng gồm: lúa, rau màu, cây ăn quả, bò, heo, dê, gà.

Cụ thể: Vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 35 - 50 ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 15-28 ha. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 63 ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 2 - 5 ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ có số lượng đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 1.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 60.000 con.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh triển khai nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh với chỉ tiêu cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 70 - 110 ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 85 ha. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 75 - 170 ha.

Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 8 - 10 ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 2.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 100.000 con.

Ðể đạt được các mục tiêu trên, tỉnh sẽ triển khai xây dựng, thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ, sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo quy định; hình thành vùng sản xuất các sản phẩm đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm sản xuất hữu cơ; thiết lập liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ theo chuỗi giá trị giữa người sản xuất với doanh nghiệp.

Tỉnh cũng có các chính sách khuyến khích hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, trang trại và gia trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ; phát triển sản xuất hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; triển khai các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ nhà nông - người sản xuất nông nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm hữu cơ.

ÐÌNH CHUNG

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục