Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Chính sách tạo ðòn bẩy phát triển nông nghiệp:
Khuyến khích phát triển thực hành nông nghiệp tốt
Thứ năm: 09:33 ngày 18/03/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT xây dựng dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Dự thảo này đang được lấy ý kiến của các ngành chức năng, đồng thời, được đưa lên trang thông tin điện tử của Sở để lấy ý kiến của người dân trước khi hoàn chỉnh trình cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua.

Áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Như đã phản ánh ở hai bài viết trước (số báo ngày 13.3 và 15.3.2021) về Quyết định số 21 và 23 của UBND tỉnh, tỉnh đã phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí cho 13 dự án hỗ trợ lãi vay và 2 dự án hỗ trợ liên kết, qua đó tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế cho các nhà đầu tư thực hiện dự án thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, việc đưa chính sách vào đời sống còn một số khó khăn, vướng mắc, nên chưa đáp ứng được kỳ vọng đã đề ra, chưa có nhiều cá nhân, tổ chức tiếp cận, thụ hưởng các chính sách trên để phát triển sản xuất.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về quy mô diện tích và sản lượng sản phẩm, đa dạng về chủng loại cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, tính đến năm 2020, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi là quy trình VietGAP) chỉ đạt 12%, do các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát triển về số lượng, chưa quan tâm đúng mức quy trình VietGAP để tạo ra nông sản đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Nguyên nhân chính là các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân vẫn sản xuất theo truyền thống, việc áp dụng quy trình VietGAP trong nông nghiệp và thuỷ sản còn hạn chế, dẫn đến số hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân áp dụng quy trình VietGAP được cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ còn thấp.

Tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT xây dựng dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Dự thảo này đang được lấy ý kiến của các ngành chức năng, đồng thời, được đưa lên trang thông tin điện tử của Sở để lấy ý kiến của người dân trước khi hoàn chỉnh trình cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua.

Trước thông tin tỉnh sẽ ban hành chính sách mới hỗ trợ thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thuỷ sản, các đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh rất hy vọng chính sách mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và thụ hưởng để phát triển sản xuất.

Tổ hợp tác nuôi trồng thuỷ sản Phước Trung, xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng có diện tích sản xuất khoảng 1,9 ha với 22 thành viên tham gia. Sản phẩm chủ yếu là cá lóc thương phẩm và khô cá lóc, trong đó, sản phẩm khô cá lóc đang được xây dựng làm sản phẩm OCOP của địa phương.

Tổ hợp tác đang làm thủ tục để thành lập hợp tác xã. Anh Nguyễn Trường Giang- Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết, việc sản xuất theo quy trình sản phẩm sạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng để phát triển bền vững, nếu chính sách được ban hành sẽ là động lực cho tổ hợp tác yên tâm sản xuất.

Còn ông Trần Văn Thậm- Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Hoà, thị xã Trảng Bàng cho biết, nếu chính sách sắp được ban hành thông thoáng hơn, dễ áp dụng trong thực tế thì nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, khó khăn chung hiện nay của các hợp tác xã là việc thực hiện các thủ tục, viết dự án khi tiếp cận chính sách. Do đó, ông rất mong ngành chức năng cũng như các đơn vị có liên quan hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn nông dân, hợp tác xã về vấn đề này.

Áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Sở NN&PTNT cho biết, rút kinh nghiệm từ những chính sách đã ban hành, các nội dung của dự thảo chính sách mới sau này như: điều kiện, đối tượng, định mức hỗ trợ, tổ chức thực hiện… phù hợp với nhu cầu thực tế, dễ đi vào cuộc sống, bảo đảm đúng quy định.

Bên cạnh đó, nhằm triển khai có hiệu quả các chính sách đã ban hành, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách, đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ngành liên quan; tổ chức đoàn thể; Hiệp hội Doanh nghiệp và Hội Doanh nhân trẻ nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chính sách nông nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân dễ dàng tiếp cận các chính sách, góp phần đưa nền nông nghiệp tỉnh nhà ngày càng phát triển.

Có ý kiến cho rằng, vấn đề quan trọng mà các ngành chức năng cần quan tâm là các chính sách sau khi ban hành có thu hút được tổ chức, cá nhân tham gia không? Trong đó, phải làm sao để cá nhân, tổ chức thấy được hiệu quả từ chính sách ưu đãi, từ đó đáp ứng được các điều kiện mà chính sách đưa ra.

Thế Nhân - Trúc Ly

Thực hiện Quyết định số 20/2020/QÐ-UBND của UBND tỉnh về quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 (Quyết định số 20), Sở NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện chính sách lập dự án đầu tư (hồ sơ chính sách).

Ðến nay, đơn vị đang hướng dẫn doanh nghiệp lập dự án trồng nấm đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu; thực hiện các hồ sơ đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Ðầu tư theo quy định.

Ðược biết, Quyết định số 20 thay thế cho Quyết định số 19/2017/QÐ-UBND quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

Theo Sở Kế hoạch và Ðầu tư, năm 2017, mặc dù có 4 doanh nghiệp đề xuất dự án để thụ hưởng chính sách nhưng do đây là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nên việc thực hiện các quy định về thủ tục hành chính đầu tư xây dựng cơ bản là rất khó khăn, vướng mắc, các dự án do các doanh nghiệp đề xuất chưa đáp ứng thủ tục hồ sơ theo quy định nên chưa có doanh nghiệp nào được thụ hưởng chính sách đặc thù.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục